Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực, ho. Bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản cần được theo dõi, điều trị theo phác đồ điều trị hen phế quản do bác sĩ chỉ định.
Phác đồ điều trị hen phế quản được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh lý về đường hô hấp, cụ thể là phế quản. Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát được các triệu chứng bệnh, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị. Ở bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về hen phế quản và phác đồ điều trị nhé.
Hen phế quản là bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhất là vào các thời điểm giao mùa. Bệnh thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh diễn biến nhanh và có thể gây tử vong nếu không theo dõi kịp thời. Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phác đồ điều trị hen phế quản chuẩn để kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Có rất nhiều yếu tố khởi phát cơn hen phế quản, trong đó yếu tố thường gặp nhất là các tác nhân dị ứng.
Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát. Các triệu chứng đặc trưng của hen phế quản như:
Các cơn hen phế quản diễn biến nhanh, rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Khi lên cơn hen, người bệnh không hít đủ oxy cho cơ thể gây khó thở. Nếu không có thuốc cắt cơn hen hoặc không cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến suy hô hấp, mất ý thức, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Trước khi điều trị theo phác đồ điều trị hen phế quản, bệnh nhân cần được chẩn đoán nguyên nhân khởi phát và mức độ nặng của bệnh.
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh hen phế quản dựa trên một số yếu tố sau:
Chẩn đoán xác định của bệnh hen phế quản:
Chẩn đoán phân biệt của bệnh hen phế quản:
Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh hen phế quản:
Bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị hen theo phác đồ điều trị thì hen có thể được kiểm soát.
Sử dụng thuốc ngừa cơn:
Dạng thuốc sử dụng hằng ngày, kéo dài nhằm kiểm soát hen chủ yếu thông qua các tác dụng kháng viêm của thuốc. Sử dụng các loại thuốc như: Corticoid dạng hít, thuốc biến đổi Leukotriene, thuốc đồng vận β2 kết hợp với corticoid tác dụng kéo dài, theophylline phóng thích chậm, cromone, thuốc chống IgE…
Sử dụng thuốc cắt cơn:
Dạng thuốc dùng theo nhu cầu, với khả năng giãn phế quản và giảm triệu chứng hen nhanh chóng. Sử dụng thuốc đồng vận β2, Anticholinergic dạng hít, theophylin kết hợp đồng thuốc đồng vận β2 với tác dụng ngắn, ventolin, berodual, salbutamol…
Điều trị cơn hen phế quản:
Đối với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai khi lên cơn hen phế quản cần cho thở oxy duy trì SaO2 > 90% và > 95%. Thực hiện giãn phế quản bằng cách hít kích thích β2 lặp đi lặp lại nhiều lần.
Điều trị hen phế quản theo cơn:
Hen phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm, mà xuất phát nhiều từ các yếu tố di truyền, cơ địa của người mắc bệnh. Phác đồ điều trị hen phế quản sẽ giúp bệnh nhân thuyên giảm và kiểm soát các cơn hen cũng như giảm nguy cơ tử vong khi bệnh diễn biến đột ngột, trở nặng. Hy vọng bài viết trên của Long Châu sẽ mang lại những thông tin hữu ích về bệnh hen phế quản dành cho bạn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...