Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phòng ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường

Ngày 17/07/2022
Kích thước chữ

Theo thống kê có khoảng 60% đến 70% các trường hợp bị bệnh tiểu đường có nguy cơ sẽ phát triển bệnh thần kinh ngoại vi hay còn gọi tê bì tay chân ở người tiểu đường. Hãy cùng nhau tìm hiểu về cách phòng ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường qua bài viết dưới đây nhé!

Tê bì chân tay ở người tiểu đường thường là do dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do lượng đường trong máu cao (glucose) làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh. Đây được cho là nguyên nhân gây ra các vấn đề tê bì chân tay ở người tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị bệnh tiểu đường có khả năng giảm nguy cơ phát triển những tổn thương thần kinh gây ra tê bì chân tay bằng cách giữ cho lượng đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt. Triệu chứng tê bì này xảy ra thường xuyên ở chân và bàn chân. Tuy nhiên nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, họ có thể gặp phải các vấn đề về thần kinh bất cứ lúc nào. Những vấn đề về thần kinh này có thể bắt đầu trong 10 năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường. Hãy cùng nhau tìm hiểu về cách phòng ngừa tê bì chân tay hiệu quả dành cho bệnh nhân bị tiểu đường nhé!

Nguyên nhân gây tê bì chân tay ở người tiểu đường

Nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề thần kinh điển hình là tê bì chân tay ở những người tiểu đường do hai yếu tố dưới đây gây ra:

Do lượng đường trong máu tăng cao

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra những thay đổi trong dây thần kinh, đặc biệt là những dây thần kinh dài trong cơ thể, đi dọc từ cột sống đến những ngón chân. Lúc đó, các dây thần kinh khó gửi tín hiệu hơn đồng thời cũng có thể gây hại cho các mạch máu có nhiệm vụ đưa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các dây thần kinh.

Phòng ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường1 Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra những thay đổi trong dây thần kinh

Do gen

Một số gen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh đặc biệt là ở bệnh nhân bị tiểu đường.

Triệu chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường

Dấu hiệu khởi phát, người bệnh tiểu đường có thể bị tê bì chân tay và sẽ dần mất cảm nhận, không thể nhận biết các cơn đau, nóng hay lạnh. Có nghĩa là bệnh nhân chạm vào vật lạnh nhưng không có cảm giác lạnh buốt, bị vật sắc nhọn cứa vào tay nhưng không cảm nhận cảm giác đau. Những vết thương này trong trường hợp không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, viêm loét và hoại tử.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường thậm chí còn có thể nhận thấy những triệu chứng khác như khô ngứa da, hình thành các vết chai sạn và các vết loét. Điều này đồng thời cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng nguy cơ cắt cụt chi. Tại vị trí bàn chân, những tổn thương dây thần kinh do tiểu đường không chỉ gây tê mà còn gây ra cảm giác đau đớn, biến dạng bàn chân.

Chứng tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường được nhận định là khá nguy hiểm, khiến bệnh nhân không chỉ bị khó chịu mà còn có nguy cơ đưa người bệnh đến gần hơn với biến chứng khôn lường.

Phòng ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường2 Dấu hiệu khởi phát, người bệnh tiểu đường có thể bị tê bì chân tay và sẽ dần mất cảm nhận

Biến chứng tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường do biến chứng thần kinh dẫn đến tê bì chân tay có biến chứng được đánh giá trầm trọng hơn so với những người không bị tiểu đường. Các cảm giác khó chịu càng tăng lên nhiều lần, cảm giác tê bì ở đầu các chi tay và chi chân sẽ kéo dài liên tục thậm chí suốt ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Khi tăng cảm giác tê bì hoặc thậm chí mất cảm giác, rối loạn cảm giác… sẽ khiến người bệnh không cảm nhận được những nguy hiểm xung quanh như khi chân tay chạm vào vật sắc nhọn, cứng hay bị nhiệt nóng... Khi tạo thành những vết thương có nguy cơ cao gây nhiễm trùng sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, hoại tử chi và phải tháo dần từng khớp thậm chí phải cắt chi.

Không những thế, những biến chứng về mạch máu dẫn đến tê bì chân tay trong bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tắc mạch vành tim, tai biến mạch máu não và gây liệt hay thậm chí tử vong.

Phòng ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường3 Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường dẫn đến tê bì chân tay có biến chứng trầm trọng hơn

Phòng ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường

Tê bì chân tay ở người tiểu đường là một trong những biến chứng thần kinh và cần được điều trị đúng cách càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tình trạng tổn thương thần kinh này không phải là không thể tránh khỏi. Dưới đây là các biện pháp giúp bệnh nhân phòng và chữa tê bì chân tay ở người tiểu đường hiệu quả như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống đúng cách

Bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn uống phù hợp, giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu và giữ cho chỉ số hemoglobin A1c (chỉ số tiểu đường 3 tháng) ở trong giới hạn bình thường cho phép.

Với những người có một số kiến thức nhất định về carbohydrate, chất béo và các protein có trong chế độ ăn uống, họ có thể lên kế hoạch ăn uống hợp lý hơn và kiểm soát được những biến động do hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết giúp cơ thể duy trì cân nặng hợp lý tốt hơn.

Xây dựng thói quen lập luyện thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên có thể làm giảm mức đường huyết và giúp bệnh nhân kiểm soát tê bì chân tay dễ dàng hơn. Trên thực tế cho thấy, tập thể dục làm tăng độ nhạy insulin của bệnh nhân bằng việc sau khi tập thể dục, bệnh nhân có thể không cần quá nhiều insulin để giúp xử lý carbohydrate. Không những thế, việc luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng còn giúp cơ cơ thần kinh hoạt động nhạy bén hơn, làm giảm tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường. Dưới đây là những lợi ích của việc tập thể dục đem lại cho bạn đọc:

  • Điều hòa huyết áp.
  • Sức khỏe tim mạch và cân nặng kiểm soát tốt hơn.
  • Cơ bắp săn chắc hơn.
  • Nhiều năng lượng để làm việc hơn.
Phòng ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường4 Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên có thể làm giảm mức đường huyết

Theo dõi đường huyết và hiểu rõ chức năng của Insulin để phòng bệnh tiểu đường

Insulin là một loại hormone có thể được cơ thể sản xuất, giúp cơ thể họ sử dụng glucose (đường) một cách hợp lý. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, insulin không hoạt động bình thường hoặc thậm chí cơ thể đã ngừng tạo ra nó. Insulin rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát hiệu quả mức đường huyết của mình mà không cần insulin bằng cách dùng thuốc làm tăng khả năng tạo ra insulin của cơ thể.

Tê bì chân tay ở bệnh nhân bị tiểu đường là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Người bệnh khi có triệu chứng tê chân tay không thuyên giảm cần được nhanh chóng thăm khám và có phương án điều trị kịp thời và đúng cách. Ngoài ra, bệnh nhân hãy chủ động luyện tập thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe nhé!

Xem thêm: Nguyên nhân tê bì chân tay khi mang thai

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin