Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Phụ nữ mang thai bị cúm uống thuốc gì?

Ngày 28/02/2024
Kích thước chữ

Trong giai đoạn mang thai, khi hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể dẫn là các nguy cơ khiến bệnh cúm lâu khỏi hoặc trở nên trầm trọng hơn, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu và thực hiện các biện pháp điều trị cúm đúng cách. Vậy phụ nữ mang thai bị cúm uống thuốc gì?

Khi mang thai, sức khỏe phụ nữ bị suy giảm do chất dinh dưỡng cần cung cấp cho cả mẹ và thai nhi. Do đó cả sức đề kháng cũng suy giảm, vì vậy mà mẹ bầu thường dễ mắc các bệnh như cảm cúm hơn bình thường. Bình thường, cảm cúm là bệnh nhẹ và phổ biến, nhưng khi mang thai thì bệnh cúm lại trở thành bệnh đáng lo ngại. Vậy khi phụ nữ mang thai bị cúm uống thuốc gì?

Tìm hiểu về bệnh cúm

Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm là ho, hắt hơi, sốt và ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, đau đầu. Đây là những triệu chứng điển hình khi cơ thể bị nhiễm virus.

Đối với phụ nữ mang thai, các triệu chứng có thể nghiêm trọng và diễn biến nhanh hơn. Và đặc biệt, cúm đã rất dễ lây ở người bình thường và nguy cơ cao hơn ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể nhiễm cúm ngay cả khi trong không khí có chứa virus lan truyền từ người nhiễm khác, hay bề mặt đã bị nhiễm virus.

Biến chứng của cúm ở phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai, cúm gây hại cả cho mẹ và thai nhi. Sốt do cúm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt có thể gây nên những biến chứng ở não nếu nhiệt độ sốt cao kéo dài. 

Khi mang thai, nhịp tim của mẹ sẽ tăng tự nhiên, dung tích phổi cũng giảm vì vậy mà các biến chứng trên phổi có thể nghiêm trọng hơn gây viêm phổi hoặc viêm phế quản. Nguy cơ này cũng cao ở thai nhi khi đó do hệ miễn dịch của thai nhi chưa được phát triển toàn diện và ổn định.

Khi-phu-nu-mang-thai-bi-cum-uong-thuoc-gi  2.png
Phòng bệnh hơn chữa bệnh cúm ở phụ nữ mang thai

Dựa trên nhiều đánh giá lâm sàng, sốt khi mang thai sớm có thể dẫn đến những nguy cơ tăng dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh và tim. Ở phụ nữ mang thai khi cúm cũng có nhiều khả năng sinh non hơn.

Một số trường hợp hi hữu, biến chứng của cúm dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu. Để giảm nguy cơ ở mức tối đa, mẹ bầu nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng ngừa cúm ngay từ những tháng đầu mang thai. Vậy khi mang thai bị cúm uống thuốc gì và cần làm gì?

Vậy phụ nữ mang thai bị cúm uống thuốc gì?

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Những điều mẹ cần làm khi bị ốm trong giai đoạn mang thai là:

  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng.
  • Nếu bị đau họng hoặc ho, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Ăn súp gà giúp giảm viêm và làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch như: Cam, bưởi, kiwi, dứa, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina và thực phẩm chứa nhiều kẽm như: Ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, hạt bí ngô, thịt nạc đỏ,...
  • Sử dụng nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu tình trạng viêm khi các triệu chứng tiến triển nặng hơn.
  • Tắm nước nóng.
  • Bạn có thể sử dụng mật ong hoặc chanh cho vào tác trà ấm để giảm đau họng.
  • Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang.

Trong trường hợp sốt cao, bạn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn như tắm nước ấm, bổ sung nhiều các loại nước uống mát, hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc hạ sốt (acetaminophen - Tylenol là cách an toàn nhất) và nên giữ quần áo và giường ngủ sạch sẽ.

Khi-phu-nu-mang-thai-bi-cum-uong-thuoc-gi 3.png
Phụ nữ mang thai cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng

Khi mang thai cần giảm thiểu việc sử dụng thuốc nhất có thể để tránh những tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi sau này. Khi mẹ bầu bị cúm, nên đến phòng khám hay cơ sở y tế gần nhất ngay khi thấy có biểu hiện ho, nhức đầu, sốt. Tuyệt đối là không được tự ý dùng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được tham vấn.

Điều trị tại bệnh viện

Khi mang thai bị cúm uống thuốc gì? Nếu việc điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, phụ nữ mang thai nên đến ngay các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị. Mục đích điều trị tại bệnh viện là để đảm bảo bạn dùng đúng thuốc và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Tamiflu (hoạt chất oseltamivir) và các thuốc chống siêu vi khác với nhiều nghiên cứu về hiệu quả và an toàn trên phụ nữ có thai. Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ. Thuốc kháng vi-rút hoạt động tốt nếu bạn sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.
  • Tylenol (hoạt chất acetaminophen) giảm triệu chứng cảm, sốt, hoặc nhức đầu khó chịu. Trước khi mua thuốc bạn cần tư vấn của bác sĩ về liều lượng thích hợp.
  • Thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) cũng như hầu hết các loại thuốc ho khác thường được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn nên hỏi bác sĩ về liều dùng thích hợp với tình trạng bệnh.
  • Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều tốt để sử dụng trong thai kỳ. Bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ về tên thuốc và liều lượng. Nước muối và thuốc xịt thường an toàn, có thể giúp làm sạch và giữ ẩm cho mũi.
  • Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Một số bác sĩ khuyên bà bầu nên tránh những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Khi-phu-nu-mang-thai-bi-cum-uong-thuoc-gi  4.png
Phụ nữ mang thai bị cúm uống thuốc gì?

Những cách phòng ngừa cúm

Việc phòng ngừa cảm cúm ở phụ nữ mang thai là điều vô cùng cần thiết, những cách phòng ngừa gồm:

Dinh dưỡng: Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng khi mang thai là vô cùng quan trọng. Để tăng sức đề kháng, ngoài thực phẩm hằng ngày mẹ bầu có thể bổ sung vitamin qua các thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mang thai. Vitamin C, vitamin A, kẽm, sắt,... là những khoáng chất giúp tăng sức đề kháng.

Tiêm vắc xin: Một cách để phòng ngừa cúm cho phụ nữ mang thai đang được quan tâm hiện nay là vắc xin. Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để bảo vệ mẹ và bé. Vắc xin phòng cúm đã được chứng minh là an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Khi mẹ mang thai tiêm vắc xin, kháng thể sẽ được truyền từ mẹ qua nhau thai và có hiệu quả bảo vệ cho bé kéo dài đến 6 tháng sau sinh. Kháng thể cũng có thể truyền qua sữa mẹ và hoàn toàn vô hại cho trẻ.

Sinh hoạt lành mạnh và giữ vệ sinh sạch sẽ: Các mẹ có thể lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa giảm nhức mỏi, vừa tăng sức đề kháng và giúp giấc ngủ ngon hơn. Nên giữ tay sạch sẽ và mang khẩu trang nơi công cộng để giảm khả năng lây nhiễm cúm nhất có thể.

Trên là một vài loại thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai khi bị cúm. Nhưng không được lạm dụng và chủ quan. Mẹ bầu bị cúm cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa để có thể điều trị dứt điểm triệu chứng cúm. Mong rằng với các chia sẻ trong bài đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi phụ nữ mang thai bị cúm uống thuốc gì.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin