Rắn hổ hành có độc không? Rắn hổ hành có đặc điểm gì?
Ngày 14/08/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nhắc đến loài rắn, người ta thường nghĩ ngay đến khả năng chúng gây độc cho con người. Vậy rắn hổ hành có độc không? Cách nhận biết loại rắn hổ hành như thế nào? Chúng có công dụng gì đối với sức khỏe chúng ta? Cùng tìm hiểu loài rắn này ngay nhé!
Rắn hổ hành là một trong những loại rắn xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Vậy loài rắn này có những đặc điểm gì để nhận dạng? Rắn hổ hành có độc không? Câu trả lời sẽ có ngay ở bài chia sẻ dưới đây.
Rắn hổ hành có đặc điểm gì?
Rắn hổ hành được tìm thấy ở các nước có độ ẩm cao và khí hậu ấm áp như Singapore, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Việt Nam, chúng thường xuất hiện ở khu vực Trung Nam Bộ. Chúng thường nấp ở bụi rậm, ven hồ, ven sông, nơi có nhiều loại cóc, nhái sinh sống. Người dân thường chia sẻ cứ ở đâu có tiếng cóc nhái là sẽ có nhiều rắn hổ hành.
Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng từng nhìn thấy qua loài rắn này, tuy nhiên, có thể chúng ta không để ý và nhận biết tên của chúng. Loại rắn này thường rất hiền và hiếm khi tấn công con người. Xung quanh đầu của rắn hổ hành con có một lớp vảy màu trắng bao quanh tựa chiếc vòng cổ. Lớp vảy này sẽ dần mờ đi trong năm tuổi đầu tiên của chúng.
Rắn hổ hành trưởng thành có lớp vảy màu nâu, lớp vảy này sẽ đặc biệt nổi bật khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi toàn bộ thân hình của rắn hổ hành được phơi dưới ánh mặt trời, chúng sẽ được bao phủ bởi một lớp da có bảy màu tuyệt đẹp. Vì thế, ngoài tên rắn hổ hành hay rắn mống, nhiều người dân còn đặt cho loài rắn này với tên rắn cầu vồng.
Ngoài ra, rắn hổ hành còn có thể được nhận biết qua mùi hương. Cơ thể của rắn hổ hành tỏa ra mùi hương khá hôi và không mấy dễ chịu. Mùi hương này giống với mùi hành sống. Mùi hương này khá nồng, có thể dễ dàng ngửi thấy ngay khi chúng đến gần khu vực của bạn.
Rắn hổ hành thường có chiều dài lên tới 130 cm, chiều dài này có thể bằng một bạn học sinh cấp 1. Đầu của rắn hổ hành thường nhọn và thon giống với loài lươn. Đặc điểm này có thể giúp chúng đào bới một cách dễ dàng hơn. Nhiều bạn gan dạ có thể cầm chúng trên tay mà không cần e ngại sự nguy hiểm.
Rắn hổ hành có độc không?
“Rắn hổ hành có độc không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Rắn hổ hành hay còn được biết đến với tên gọi dân gian là rắn mống. Loài rắn hổ hành này thuộc họ nhà rắn nước, vì thế, chúng khá lành và không chứa độc tính gây hại. Họ nhà rắn hổ hành này có 2 loại là Xenopeltis Hải Nam và Xenopeltis Unicolor. Tại Việt Nam, loài rắn hổ hành này được gọi với tên theo quốc tế là Xenopeltis Unicolor.
Với bản tính hiền lành, loại rắn hổ hành này thường sẽ có tập tính kiếm ăn khác với những loài rắn khác. Chúng thường ăn những loài thú nhỏ, nhái, ếch. Thời gian kiếm ăn của chúng thường vào lúc xế chiều. Vì bản thân không có độc tố nên rắn hổ hành thường săn mồi bằng cách dùng cơ thể để siết chặt con mồi giống như loài trăn. Ngoài ra, trên cơ thể của rắn hổ hành còn có chất có khả năng kháng lại độc tố của những loài tấn công chúng như rắn hổ mang.
Rắn hổ hành có công dụng gì?
Với đặc tính không có độc, rắn hổ hành thường được người dân sử dụng bởi chúng có những công dụng sau:
Món ăn tại Nam Bộ
“Rắn hổ hành có độc không?” không còn là nỗi lo lắng bởi ở Nam Bộ, chúng thường được dùng để làm thức ăn. Thịt rắn hổ hành chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều protein, vitamin A, vitamin D, vitamin B6, khoáng chất như sắt, kèm, kali,... Các món ăn từ loài rắn hổ hành này được người dân Nam Bộ chế biến khá ngon miệng và bắt mắt như rắn hổ hành kho nước dừa, rắn hầm sả ớt, chả lá lốt, cháo đậu xanh,... Các món ăn được chế biến từ thịt gà hay thịt lợn đều có thể thay thế bằng loài rắn hổ hành giàu protein này và trở thành những món ăn đầy thú vị.
Làm thuốc chữa bệnh theo dân gian
Da của loài rắn hổ hành được người dân ở miền Tây nghiên cứu để trị các bệnh mẩn ngứa, mề đay. Thuật ngữ đông y dùng để chỉ bài thuốc này là “xà thoái”, tức là da của rắn hổ hành phơi khô. Theo nghiên cứu, da của rắn hổ hành chứa titan oxit và kẽm oxit. Vì thế mà những người dân ở miền Tây thường sử dụng bài thuốc này để xông hơi nhằm trị những bệnh ngoài da.
Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một bộ da của rắn hổ hành trưởng thành đã được phơi khô. Nếu dùng loại da tươi phải rửa thật sạch và mang đi phơi hoặc sấy khô. Chuẩn bị thêm khoảng 300 đến 400 g than hoa và thực hiện như sau:
Cắt phần da rắn thành từng đoạn nhỏ.
Đốt than cháy lên đến khi than hồng, ngút khói. Lưu ý không để cho than cháy thành lửa.
Đặt vỉ nướng lên than, hun khói.
Dùng một chiếc khăn hoặc mền lớn để trùm từ cổ xuống để thực hiện xông toàn thân. Khi xông nên mặc quần áo đơn giản để những hoạt chất trong phần da rắn có thể dễ dàng tiếp xúc với vùng da bị mề đay.
Thực hiện xông hơi khoảng 20 phút.
Kiên trì thực hiện hàng ngày đến khi các triệu chứng của mề đay được thuyên giảm.
Cần lưu ý khi xông phải thật thận trọng, tránh để bị bỏng. Bên cạnh đó, không nên trùm chăn kín khắp người vì khói có thể gây ngạt thở.
Bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, cần lưu ý các vấn đề sau trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
Hiệu quả điều trị của bài thuốc đối với bệnh mề đay chưa được chứng minh y học. Bài thuốc này chỉ được truyền miệng từ lâu đời, vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.
Sử dụng bài thuốc rắn hổ hành chỉ thích hợp đối với những trường hợp mề đay nhẹ, giúp giảm tình trạng ngứa của bệnh và hỗ trợ chữa bệnh. Các trường hợp mề đay nặng hầu hết sẽ không nhận thấy được hiệu quả.
Trong quá trình xông hơi phải thật cẩn thận, tránh để bị ngộ độc CO2 và bỏng.
Cần kết hợp việc vệ sinh da và chăm sóc da kèm theo chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp để bệnh sớm hồi phục.
Trên đây là những thông tin xoay quanh loài rắn hổ hành. Đồng thời bài viết cũng đã giải đáp “Rắn hổ hành có độc không?”. Bài thuốc về rắn hổ hành được truyền lại từ bao đời nay theo kinh nghiệm chữa bệnh dân gian. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.