Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học làm ảnh hưởng đến các phản ứng và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tình trạng này có thể chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố từ môi trường xung quanh như thời tiết, tính chất công việc và thói quen sinh hoạt.
Cơ thể con người được so sánh như một “cỗ máy kỳ diệu” với nhiều chức năng thú vị mà không có ở bất kỳ loài động vật nào khác. Trong đó không thể quên nhắc đến nhịp sinh học cơ thể trong chu kỳ 24 giờ thiết lập theo chu kỳ sáng tối, có thể kiểm soát mọi hoạt động sinh hoạt, vui chơi, ăn ngủ, làm việc của cơ thể. Vậy khi bị rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học sẽ gây ra những tác hại gì? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Có thể hiểu rối loạn giấc ngủ sinh học theo từng thuật ngữ cơ bản như sau:
Thông thường chúng ta chỉ biết rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là cơ thể bị mất ngủ, nhưng ít ai biết được từng dạng cụ thể của rối loạn giấc ngủ bao gồm:
Trường hợp này xảy ra phổ biến khi bạn bị thay đổi múi giờ đột ngột giữa hai quốc gia vì đi du lịch, đi du học hoặc làm việc, lúc này cơ thể chưa có sự thích nghi kịp vì vẫn còn theo chu kỳ của múi giờ ban đầu.
Xuất hiện ở những người thường đi ngủ trễ vào rạng sáng ngày hôm sau, thức dậy vào trưa. Trường hợp này phổ biến ở các bạn trẻ trong độ tuổi mới lớn với tỷ lệ lên đến 16%.
Người ngủ sớm vẫn có thể bị rối loạn giấc ngủ sinh học vì thời gian ngủ rất sớm, khoảng 6 - 7 giờ tối và thức dậy sớm vào lúc 2 - 5 giờ sáng hôm sau, có thể thấy nhiều ở những người bước qua độ tuổi trung niên và người lớn tuổi.
Rối loạn giấc ngủ do tính chất công việc phải làm việc theo ca đêm và ca sáng luân phiên, theo thời gian dài cơ thể sẽ theo chu kỳ như vậy nên có thể bị rối loạn giấc ngủ.
Giấc ngủ bị chia thành nhiều giấc ngủ ngắn trong 24 tiếng mỗi ngày, gặp ở các bệnh nhân bị thoái hóa thần kinh, bệnh Alzheimer, rối loạn nhận thức nặng,...
Ở người khiếm thị, họ không nhận thức được yếu tố ánh sáng từ môi trường nên giấc ngủ sẽ không được chia theo chu kỳ 24 tiếng như người bình thường.
Để cải thiện tình trạng một trong các rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học kể trên, mọi người có thể tham khảo một số cách như sau:
Liệu pháp ánh sáng là việc kết hợp tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo để cải thiện các bệnh lý liên quan đến nhịp sinh học của cơ thể.
Cách này cần được sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ vì các loại thuốc ngủ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất ngờ cho cơ thể, hơn nữa nếu sử dụng thuốc thì hormone melatonin là chất được dùng nhiều trong điều chỉnh nhịp sinh học bởi tính an toàn cao.
Để ngủ ngon hơn vào buổi tối, mọi người chỉ nên ngủ trưa tối đa 30 phút, môi trường ngủ sạch sẽ, không khí thoáng mát, cố định thói quen không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ khoảng 1 tiếng và thức dậy một giờ cố định dù là ở nhà, đi du lịch, đi học hay đi làm.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý rèn luyện thể thao thường xuyên, xây dựng lối sống tích cực qua các chế độ dinh dưỡng ít tinh bột, ít chất béo, bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin. Sau đó một khoảng thời gian bạn sẽ nhận ra kết quả thay đổi rõ rệt.
Ngược lại nếu kéo dài tình trạng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, bệnh béo phì, suy giảm miễn dịch và cơ thể luôn rơi vào trạng thái uể oải, không tỉnh táo.
Hy vọng qua các thông tin trong bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu được những ảnh hưởng gì khi cơ thể bị rối loạn giấc ngủ sinh học, từ đó có thể nhận biết sớm các dấu hiệu để kịp thời thăm khám để được điều trị bằng cách điều chỉnh mô hình giấc ngủ phù hợp với người bệnh.
Xem thêm: Buồn ngủ là gì? Buồn ngủ như thế nào là bất thường?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.