Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rung nhĩ đơn độc và điều cần biết đối với người bệnh tim mạch

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rung nhĩ đơn độc là hiện tượng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim hoặc nặng hơn là tử vong.

Rung nhĩ đơn độc được xem là một trong những bệnh lý về tim mạch ở mức độ nguy hiểm khá cao. Khi phát bệnh, bệnh nhân sẽ có triệu chứng nhịp tim đập không đều hay đập nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do bị suy tim và thường gặp ở những người lớn tuổi. Mời bạn theo dõi thông tin trong bài viết để hiểu rõ hơn căn bệnh này.

Tham khảo khái niệm rung nhĩ đơn độc là gì?

Rung nhĩ đơn độc là một dạng bệnh rung nhĩ xuất phát từ bệnh tim và gặp phổ biến ở người trên 60 tuổi. Một số trường hợp sẽ không có dấu hiệu bệnh tim hay các vấn đề khác nhưng có thể có nguy cơ mắc phải bệnh này. Hầu hết đối tượng được chẩn đoán mắc rung nhĩ là do gặp vấn đề ở tim nhưng chưa được phát hiện.

Rung nhĩ đơn độc và điều cần biết đối với người bệnh tim mạch 1
Tìm hiểu chi tiết về định nghĩa rung nhĩ đơn độc ở bệnh nhân

Những người không bị bệnh tim, không bị huyết áp cao, tiểu đường, tuổi già,... thì nguyên nhân mắc bệnh này có thể là do:

  • Sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia;
  • Stress, căng thẳng;
  • Tham gia một số môn thể thao cần nhiều sức bền như marathon hoặc ba môn phối hợp.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng rung nhĩ đơn độc

Rung nhĩ đơn độc là kết quả của sự trộn lẫn tín hiệu điện trong tim của bệnh nhân. Các tín hiệu này được truyền qua hai buồng trên (tâm nhĩ) và hai buồng dưới (tâm thất) của tim. Khi bị mắc bệnh, tín hiệu ở buồng trên không được đồng bộ với tín hiệu ở buồng dưới làm tim run lên và đập nhanh hơn.

Hiện nay có bốn loại rung nhĩ khác nhau gồm:

  • Rung nhĩ kịch phát: Cơn rung nhĩ xuất hiện và biến mất trong thời gian ngắn và kết thúc 24 - 48 giờ mà không cần điều trị.
  • Rung nhĩ thời gian ngắn: Nhịp tim đập không đều kéo dài hơn một tuần và không tự trở lại bình thường.
  • Rung nhĩ kéo dài: Các triệu chứng bệnh kéo dài hơn một năm.
  • Rung nhĩ mạn tính: Nhịp tim bất thường kể cả khi điều trị và cần dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim.

Những dấu hiệu cơ bản để nhận biết rung nhĩ đơn độc

Bệnh rung nhĩ không phải lúc nào cũng xuất hiện triệu chứng. Một số bệnh nhân không thể nhận ra bản thân mắc bệnh nếu không kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên, khi bị mắc bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu cơ bản.

Rung nhĩ đơn độc và điều cần biết đối với người bệnh tim mạch 2
Nhận biết bệnh rung nhĩ đơn độc qua một số dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu thường gặp khi bị rung nhĩ đơn độc:

  • Đau nặng ngực;
  • Nhịp tim đập nhanh và đập không đồng đều;
  • Cảm giác ngực bị rung động hoặc đập mạnh;
  • Hoa mắt chóng mặt;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Cảm thấy bị kiệt sức;
  • Hụt hơi, đổ nhiều mồ hôi;
  • Lo lắng hoặc dễ bị lú lẫn.

Làm sao để chẩn đoán bệnh rung nhĩ đơn độc

Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra bệnh tim khi có các triệu chứng cơ bản. Các xét nghiệm bệnh này sẽ bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): Sử dụng các cảm biến để ghi lại quá trình tín hiệu điện khi chúng truyền qua tim của bệnh nhân.
  • Holter điện tâm đồ: Người bệnh cần mang các thiết bị để ghi lại nhịp tim trong 24 giờ hoặc hơn.
  • Siêu âm tim: Dùng sóng âm thanh để tạo ra các hình ảnh chuyển động của trái tim.
  • Điện tim gắng sức: Đo nhịp tim khi bệnh nhân đi bộ hoặc chạy trên máy chạy bộ.
  • Chụp X-quang ngực và xét nghiệm máu: Để xác định bệnh rung nhĩ và loại trừ các vấn đề có thể gây ra các triệu chứng khi không có bệnh tim.

Phương pháp hiệu quả điều trị rung nhĩ đơn độc

Để điều trị rung nhĩ đơn độc, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để kiểm soát nhịp tim của bệnh nhân. Nếu không thành công, bệnh nhân cần phải thực hiện đốt điện tim qua ống thông. Đây là phương pháp dùng nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ cao truyền qua ống thông để phá hủy mô gây hiện tượng nhịp tim không đều. Tuy nhiên, cách này không hoàn toàn hiệu quả đối với tất cả bệnh nhân.

Rung nhĩ đơn độc và điều cần biết đối với người bệnh tim mạch 3
Điều trị rung nhĩ đơn độc qua việc kiểm soát nhịp tim

Ngoài ra, thay đổi một lối sống khoa học và lành mạnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong khi điều trị. Nếu có triệu chứng nghi ngờ rung nhĩ, bệnh nhân cần hạn chế tập luyện thể chất ở cường độ cao, ngừng hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích. Bệnh này thường không gây ra vấn đề lâu dài nhưng có thể tái phát về sau này.

Các cách để phòng ngừa bệnh rung nhĩ và giảm biến chứng

Rung nhĩ đơn độc có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để hạn chế nguy hiểm và giảm biến chứng bệnh, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Rung nhĩ đơn độc và điều cần biết đối với người bệnh tim mạch 4
Phòng chống và chống bệnh rung nhĩ đơn độc với các cách đơn giản

Uống đầy đủ nước và tăng cường giấc ngủ

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), việc uống đủ nước giúp cơ thể duy trì nhịp tim và tạo sự thuận tiện để tim bơm máu đến các cơ quan khác. Do đó, bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Đối với người bệnh xuất hiện biến chứng suy tim, lượng nước tiêu thụ cần phải được tư vấn, đánh giá kỹ lượng của các bác sĩ để tránh bị quá tải dịch trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cần tăng cường ngủ đủ giấc 6 - 8 giờ mỗi đêm.

Hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn

Rượu là tác nhân kích hoạt cơn rung nhĩ. Bệnh nhân nên ngừng uống rượu và cắt giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể khiến tim bạn đập nhanh hoặc đập bất thường. Chỉ nên nạp caffeine vào cơ thể ở mức độ cho phép mỗi ngày (tối đa 3 ly cà phê mỗi ngày).

Bổ sung thực phẩm có lợi cho tim mạch

Bổ sung những thực phẩm có lợi cho tim mạch là phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn cơn rung nhĩ và phòng ngừa tim mạch tốt. Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ thực vật như đậu, hạt và quả hạch. Đồng thời, hạn chế các nguyên liệu từ sữa nguyên kem, bơ thực vật, thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ ăn mặn, thức ăn nhiều chất béo bão hòa hoặc thực phẩm được chế biến sẵn.

Tăng cường tiêu thụ kali và magie

Kali và magie có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch. Để bổ sung lượng kali và magie cho cơ thể, bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm như chuối, cà chua, khoai lang, dưa hấu, hạt điều, hạnh nhân, đậu nành, hạt bí ngô,…

Kiểm soát căng thẳng

Stress chính là tác nhân chủ yếu gây tình trạng nhịp tim tăng nhanh làm kích hoạt cơn rung nhĩ. Bạn hãy tập cho thói quen giảm căng thẳng để tránh gây ra bất lợi đối với tim. Một số cách giúp kiểm soát căng thẳng hiệu quả như ngồi thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc,...

Bệnh nhân mắc rung nhĩ đơn độc nên thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học để tăng cường sức khỏe và hạn chế phát bệnh. Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh rung nhĩ. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này và có cách phòng ngừa đúng đắn. 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm