Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ruột echo dày có nguy hiểm không? Cần làm gì khi có kết quả siêu âm ruột echo dày?

Ngày 29/04/2024
Kích thước chữ

Mang thai là quá trình buộc người mẹ phải chú ý đến sức khỏe, thường xuyên thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để đảm bảo sức khoẻ của thai nhi luôn ổn định. Tuy nhiên khi kết quả siêu âm phản ánh ruột tăng âm hay ruột có dạng echo dày thì sao? Tình trạng ruột echo dày có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới.

Sức khỏe thai nhi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Để đảm bảo cho trẻ được ra đời an toàn và phát triển bình thường, thực hiện các xét nghiệm và siêu âm trong 9 tháng 10 ngày là điều rất cần thiết. Vậy khi kết quả siêu âm thể hiện bé đang gặp tình trạng ruột non tăng âm - ruột echo dày thì sao? Ruột echo dày có nguy hiểm không?

Ruột tăng âm (ruột echo dày) là gì?

Ruột tăng âm là dấu hiệu của siêu âm thể hiện hình ảnh phản âm của ruột dưới sóng siêu âm sáng hơn bình thường. Trường hợp trẻ mắc ruột tăng âm khá hiếm, có tỷ lệ khoảng 0.2 - 1.4% trong tất cả các trường hợp mang thai. Trẻ được phát hiện ruột có dạng echo dày thường ở giai đoạn 20 tuần tuổi. Trước khi quan tâm đến ruột echo dày có nguy hiểm không, ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của tình trạng này:

Ruột echo dày có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 1
Ruột echo dày hay ruột tăng âm là kết quả khá hiếm gặp khi siêu âm

Thông thường ruột sẽ có màu xám giống với gan, nhưng đôi khi kết quả siêu âm sẽ thấy ruột có màu trắng như xương. Điều này còn gọi là “tăng âm” và là dầu hiệu bình thường, em bé vẫn đảm bảo khoẻ mạnh. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng bào thai do CMV, tắc ruột sơ sinh, thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc mắc bất thường nhiễm sắc thể hay gặp trong bệnh Down.

Để làm rõ hơn về kết quả siêu âm, bạn có thể được bác sĩ đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm, siêu âm khác để xác định rõ nguyên nhân gây ra ruột tăng âm. Ngoài ra mẹ bầu nên khai báo rõ ràng tiền sử bệnh, bệnh lý di truyền của gia đình trong quá trình thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn sức khoẻ của thai nhi.

Ruột echo dày có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, ruột có dạng echo hay ruột tăng âm là kết quả siêu âm hình thái thai nhi không quá nghiêm trọng. Đây cũng được cho là phát hiện bình thường trong siêu âm và nó liên quan đến những em bé khoẻ mạnh bình thường. Tuy nhiên có một số bệnh lý có thể làm ruột xuất hiện tăng sáng khi siêu âm như:

Nhu động ruột bất thường

Vào giai đoạn gần kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi bắt đầu nuốt nước ối, nước ối di chuyển qua ruột thai nhi bằng nhu động các cơ quan trong ruột. Đôi khi quá trình di chuyển này xảy ra chậm hoặc hoàn toàn không có nếu xuất hiện tắc nghẽn trong ruột. Khi tình trạng này xảy ra, ruột trở nên dày lên và tăng sáng. Nếu bé xảy ra biểu hiện tắc ruột, siêu âm sẽ phát hiện thấy nhu động ruột giảm và các quai ruột bị giãn. Bác sĩ sẽ phải quan sát kỹ hơn và có thể chẩn đoán tắc ruột rõ ràng vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba.

Ruột echo dày có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 2
Ruột tăng âm có thể là dấu hiệu của bệnh nhu động ruột bất thường ở thai nhi

Chảy máu vào khoang ối

Việc chảy máu xảy ra trong thai kỳ, điều này sẽ khiến nước ối có lẫn máu và tồn tại xung quanh thai nhi. Tuy không thực sự có hại khi thai nhi nuốt phải dịch ối pha lẫn máu, tuy nhiên các tế bào máu này có thể làm tăng âm trong dạ dày và ruột khi siêu âm.

Xơ nang

Ruột echo dày có nguy hiểm không? Sẽ khá nguy hiểm nếu đây là dấu hiệu để phát hiện thai nhi mắc bệnh xơ nang. Thực tế xơ nang là bệnh di truyền và ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và ruột, khiến chất nhầy dày lên tích tụ trong các hệ thống cơ quan này. Trẻ có thể khó đi tiểu trong lần đầu sau khi chào đời, gọi là tắc ruột phân su.

Nhiễm trùng thai nhi

Đây là kết quả siêu âm mà không người mẹ nào muốn xảy ra với thai nhi. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến ruột của thai nhi. Ruột của bé bị viêm hay phù nề và biểu hiện qua kết quả ruột tăng âm khi siêu âm. Ngoài ra các điểm tăng sáng cũng có thể được nhìn thấy ở những nơi khác trong bụng thai nhi.

Ngoài những nguyên nhân khiến ruột tăng âm kể trên, vẫn có trường hợp siêu âm cho kết quả dương tính giả. Tuỳ thuộc vào máy siêu âm và người thực hiện siêu âm, phản âm ruột đôi khi có thể xuất hiện sáng hơn so với thực tế.

Cần làm gì khi có kết quả siêu âm ruột echo dày?

Sau khi giải đáp thắc mắc về ruột echo dày có nguy hiểm không, ta cùng tìm hiểu về các xét nghiệm liên quan cần thiết để làm rõ tình trạng sức khoẻ của bé. Bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm để giúp xác định rõ nguyên nhân thai nhi ruột dày hay tăng âm. Chúng có thể là:

  • Siêu âm kiểm tra hình thái chi tiết: Đây là quá trình siêu âm thật chi tiết để bác sĩ nhận ra khuyết điểm bất thường. Đặc biệt qua siêu âm này có thể khẳng định tương đối rằng trẻ có đang mắc dị tật hay không.
  • Chọc ối: Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ nước ối bằng một cây kim nhỏ. Nước ối sẽ đem đi kiểm tra các bất thường nhiễm sắc thể để xác định rõ hơn các bệnh lý thai nhi đang mắc phải.
  • Xác nghiệm miễn dịch: Đây là xét nghiệm có thể xác định xem người mẹ có bị nhiễm trùng gần đây hay không. Nếu kết quả là có thì sẽ tiếp tục xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán rõ hơn tình trạng nhiễm trùng có xảy ra ở thai nhi hay không.
  • Xét nghiệm máu: Khi xét nghiệm máu ở người mẹ, bác sĩ có thể xem xét được liệu trẻ có mắc tình trạng di truyền xơ nang hay không.
Ruột echo dày có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 3
Ruột echo dày có nguy hiểm không? Không quá nguy hiểm nếu đã thực hiện đầy đủ xét nghiệm liên quan

Nếu tất cả các xét nghiệm đều cho kết quả bình thường thì thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh. Thông thường khi siêu âm có kết quả ruột dày hay tăng âm, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu dành thời gian tĩnh dưỡng thêm và sau đó theo dõi sự tăng trưởng của bé ở lần siêu âm sau từ đó có đánh giá lại về tình trạng phản âm của ruột.

Trên đây là những chia sẻ về ruột echo dày có nguy hiểm không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về tình trạng này và có cho bản thân sự chuẩn bị cần thiết để đảm bảo sức khỏe thai nhi luôn ổn định. 

Xem thêm: U mạc treo ruột có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin