Ngải cứu ngâm rượu là một bài thuốc dân gian được sử dụng rất phổ biến. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu liệu rượu ngải cứu có tác dụng gì và cách dùng hợp lý nhé!
Ngải cứu là loại dược liệu quá quen thuộc với bất kỳ ai trong chúng ta. Tuy nhiên, ít người biết được rõ đầy đủ rượu ngải cứu có tác dụng gì đối với sức khỏe. Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề trên, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Rượu ngải cứu có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Từ xa xưa, cây ngải cứu đã được rất nhiều thầy thuốc dùng để hỗ trợ giảm đau, an thần và cầm máu. Ngải cứu cũng thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều món ăn như một loại rau trợ tiêu hóa, chữa tiểu chảy, táo bón. Phụ nữ thường dùng loại dược liệu này như một vị thuốc điều hòa kinh nguyệt.
Gần đây, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều thành phần hóa học mang hoạt tính được phát hiện ra từ ngải cứu như: Terpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin,... Đây đều là những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm cực tốt và có tiềm năng cao trong việc điều trị các bệnh xương khớp.
Theo các chuyên gia, ngải cứu đem ngâm rượu xoa bóp sẽ giúp các hoạt chất kháng viêm, giảm đau hoạt động tốt hơn. Vì vậy, rất nhiều bài thuốc rượu ngải cứu ra đời nhằm mục đích điều trị các tình trạng xương khớp như đau mỏi vai gáy, thoái hóa, tê bì chân tay,... và nhận lại nhiều phản hồi vô cùng tích cực.
Các cách ngâm ngải cứu giúp giảm đau mỏi tại nhà hiệu quả
Sau khi biết rượu ngải cứu có tác dụng gì với cơ thể, chắc chắn bạn cũng sẽ thắc mắc làm sao để bào chế và sử dụng bài thuốc này. Sau đây là 2 phương pháp sử dụng rượu ngải cứu được nhiều chuyên gia khuyến cáo nhất:
Cách ngâm thuốc rượu ngải cứu giảm đau hiệu quả nhất
Đây là bài thuốc rượu được nhiều thầy thuốc sử dụng nhất để điều trị các tình trạng đau lưng, viêm khớp và thoát vị đĩa đệm. Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:
Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu tươi, chờ cho ráo nước. Ngải cứu nhặt loại bỏ lá sâu, có thể sử dụng luôn cả phần lá non để làm thuốc.
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào và đậy nắp kín.
Bước 3: Bảo quản bình rượu ngải cứu ở vị trí thoáng, mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
Thời gian ngâm rượu ngải cứu tối thiểu là từ 1 - 2 tuần là có thể sử dụng. Mỗi lần lấy rượu nên khuấy hoặc lắc bình nhẹ nhàng để tăng cường hiệu suất chiết hoạt chất.
Cách ngâm rượu ngải cứu - vỏ bưởi - vỏ chanh
Phương pháp ngâm rượu ngải cứu thứ hai là ngâm cùng các nguyên liệu dễ tìm hơn bao gồm vỏ bưởi và chanh. Hai vị thuốc này chứa rất nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ xương khớp tránh khỏi tác động của các gốc oxy hóa, giảm quá trình viêm nhiễm và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện ngâm rượu ngải cứu, vỏ bưởi và chanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm vỏ 2 quả bưởi khô, 200g ngải cứu phơi khô, 1kg vỏ chanh khô, 2 lít rượu trắng > 40 độ và 200g đường phèn.
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh, cho thêm rượu trắng vào để ngâm.
Bước 3: Bảo quản bình rượu trong điều kiện thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Thời gian ngâm tối thiểu cũng tương tự với cách ở trên.
Cách sử dụng rượu ngải cứu trị bệnh xương khớp
Để hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau, nhức mỏi cơ xương khớp, mỗi ngày dùng lượng vừa đủ rượu ngải cứu để xoa bóp. Lấy rượu ngải cứu bôi lớp mỏng lên vùng da bị đau nhức. Tính ấm nóng của rượu cũng như các hoạt chất trong dược liệu sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và phục hồi lại hoạt động xương khớp. Lưu ý không nên uống khi không có sự cho phép của bác sĩ. Kiên trì dùng rượu thuốc khoảng 2 tuần để thấy được công hiệu rõ rệt.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng rượu ngải cứu
Rượu ngải cứu thật sự mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Công dụng của rượu ngải cứu càng được tối ưu và an toàn khi bạn lưu ý một số điểm sau:
Rượu trắng dùng để ngâm nên có nguồn gốc rõ ràng. Rượu có nồng độ vừa phải khoảng 40 độ để sử dụng đường bôi ngoài da.
Lá ngải phải đảm bảo rửa sạch, tốt nhất là nên ngâm nước muối khoảng 15 phút trước khi ngâm rượu.
Không nên dùng quá nhiều lần rượu ngải cứu trong ngày vì việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ trên da và ảnh hưởng đến sức khỏe. Không sử dụng các bài thuốc trên nếu bị dị ứng với cồn hoặc lá ngải cứu.
Các phương pháp điều trị từ dược liệu thường cho tác dụng chậm. Vì vậy cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong đợi. Trong trường hợp bệnh xương khớp cấp tính, thể bệnh nặng cần ưu tiên phòng ngừa biến chứng bằng Tây y.
Kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động khoa học để đẩy lùi các triệu chứng đau nhức mỏi một cách bền vững nhất.
Tóm lại, rượu ngải cứu tuy có tác dụng điều trị bệnh xương khớp rất hiệu quả, song cần phải duy trì trong thời gian dài và kết hợp với thay đổi lối sống để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hãy sử dụng rượu ngải cứu như một dạng bồi bổ, không quá lạm dụng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tốt nhất, trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ Đông y để hiểu rõ về loại rượu này cũng như những trường hợp không nên sử dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cách ngâm rượu ngải cứu để trị các triệu chứng đau nhức xương khớp tại nhà. Hy vọng bài viết cung cấp được các mẹo hữu ích để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và đình bạn. Theo dõi nhiều bài viết mới tại trang web Nhà thuốc Long Châu để có thêm kiến thức điều trị các bệnh xương khớp tại nhà đơn giản, hiệu quả.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.