Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nhắc đến những vấn đề về gan, chúng ta có thể đánh giá được tình trạng gan qua xét nghiệm máu. Một trong những chỉ số rất được quan tâm là SGPT. Vậy chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì và liên quan gì đến tình trạng của gan? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Trước khi tìm hiểu về SGPT trong xét nghiệm máu là gì, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về chức năng của gan.
Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể, đặc trưng với chức năng chuyển hoá. Đây là cơ quan được biết đến với khả năng tái sinh khá đặc biệt. Sau đây là một số chức năng chính của gan:
Gan đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của chúng ta. Khi chức năng gan bị suy giảm, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:
Nhiều người hay thắc mắc SGPT trong xét nghiệm máu là gì.
SGPT hay còn gọi là Alanine aminotransferase (ALT), là một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu trong tế bào gan và một lượng nhỏ trong cơ, thận… Thông thường, nồng độ SGPT trong máu thấp. Khi các tế bào gan bị tổn thương, SGPT sẽ được giải phóng vào máu. Do đó, chúng ta có thể đánh giá SGPT thông qua xét nghiệm máu.
Xét nghiệm SGPT được sử dụng để đánh giá chức năng gan và phát hiện các bệnh lý về gan. Khi chẩn đoán các vấn đề về gan, bạn thường sẽ được xét nghiệm SGPT kết hợp với một số xét nghiệm khác.
Thông thường, ở người trưởng thành, giá trị bình thường của SGPT sẽ khác nhau theo giới tính:
Tuy nhiên, một vấn đề mà các bạn phải luôn ghi nhớ là chỉ một chỉ số xét nghiệm của bạn không bất thường, không có nghĩa là cơ thể của bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
Chỉ số SGPT có thể tăng nhẹ đến trung bình hoặc tăng mạnh tuỳ theo vấn đề bạn đang gặp phải.
Bên cạnh thắc mắc SGPT trong xét nghiệm máu là gì, người ta còn quan tâm nhiều đến nguyên nhân khiến SGPT tăng. Bạn có thể tham khảo một vài nguyên nhân làm SGPT tăng, bao gồm:
Thông thường, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm SGPT khi có các dấu hiệu của bệnh gan hoặc tổn thương gan, chẳng hạn như:
Và tất nhiên, SGPT sẽ được thực hiện khi bạn có tiền sử hoặc đang điều trị các bệnh lý về gan. Ngoài ra, nếu bạn nằm trong các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh lý về gan, chẳng như thường xuyên sử dụng rượu bia, béo phì, tiểu đường,... bạn nên xét nghiệm SGPT để phát hiện sớm những tổn thương của gan và kịp thời chữa trị.
Trên thực tế, SGPT thường được thực hiện như một phần của một nhóm xét nghiệm chức năng gan, được gọi là bảng xét nghiệm gan.
Bảng này cũng bao gồm xét nghiệm Aspartate aminotransferase (AST hay SGOT). SGOT là một loại men gan khác. Giống như SGPT, nồng độ SGOT trong máu sẽ tăng lên nếu gan của bạn bị tổn thương.
Việc so sánh mức SGPT và SGOT sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin để đánh giá sức khỏe gan của bạn. Tỷ lệ giữa hai loại men gan này có thể giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương gan nghiêm trọng hay không, thậm chí có thể nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng đó.
Tuy nhiên, có rất nhiều loại bệnh liên quan đến gan, để xác định chính xác loại bệnh gan mà bạn mắc phải, bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức độ của các enzyme và protein khác có trong gan của bạn, bao gồm:
Vậy thắc mắc SGPT trong xét nghiệm máu là gì đã được giải đáp. Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng gan và phát hiện các bệnh lý về gan. Nếu chỉ số SGPT tăng cao, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm: Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả và nên thực hiện khi nào?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.