Siêu âm ổ bụng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định khi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc tìm ra nguyên nhân gây đau bụng, sưng hoặc nhiễm trùng. Vậy siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không?
Bệnh phụ khoa là một trong những căn bệnh ngày phổ biến ở cả nam và nữ giới. Nhiều thống kê chỉ ra rằng, mỗi phụ nữ đều mắc ít nhất một lần căn bệnh phụ khoa nào đó trong đời. Đây là lý do tại sao siêu âm phát hiện bệnh phụ khoa ngày càng quan trọng. Vậy siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không?
Siêu âm ổ bụng phát hiện bệnh gì?
Siêu âm ổ bụng kiểm tra các cơ quan nội tạng vùng bụng và vùng chậu như gan, thận, lá lách, mật, tụy, dạ dày, ruột, buồng trứng, tử cung, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt,...
Sử dụng hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể chẩn đoán các tình trạng các bệnh như:
Bệnh gan: Siêu âm có thể phát hiện và chẩn đoán các dị tật bẩm sinh, viêm gan siêu vi, gan nhiễm mỡ, nhiễm trùng gan, xơ gan, u gan lành tính và ác tính,…
Các bệnh về lá lách: Siêu âm có thể phát hiện và chẩn đoán lách to, áp xe,...
Các bệnh về túi mật: Siêu âm thấy sỏi, áp xe túi mật, xẹp túi mật, dày thành túi mật, u túi mật,…
Các bệnh về đường mật: Siêu âm phát hiện tắc, viêm, sỏi, ung thư đường mật,...
Các bệnh về tuyến tụy: Siêu âm thấy viêm tụy cấp và mãn tính,...
Các bệnh về đường tiêu hóa: Siêu âm ổ bụng có thể phát hiện ung thư đường tiêu hóa, viêm túi thừa, tắc đường tiêu hóa, bệnh Crohn, viêm ruột thừa, viêm đại tràng, dị vật đường tiêu hóa,...
Các bệnh về đường tiết niệu: Siêu âm có thể phát hiện và chẩn đoán viêm bể thận, lao thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, khối u đường tiết niệu,…
Các bệnh về tuyến tiền liệt: Siêu âm có thể phát hiện và chẩn đoán u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt,…
Ở tuyến thượng thận: Siêu âm có thể phát hiện các khối u lành tính và ác tính, xuất huyết thượng thận,...
Bệnh lý phúc mạc: Phát hiện áp xe, nang, viêm phúc mạc,...
Siêu âm thành bụng giúp phát hiện thoát vị thành bụng, lưng, tụ máu,...
Các bệnh về tử cung và phần phụ: Siêu âm thấy viêm, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung,....
Thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không, Siêu âm ổ bụng có thể phát hiện một số bệnh phụ khoa như ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi trứng,...
Lưu ý khi siêu âm ổ bụng
Để siêu âm ổ bụng đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Về chế độ ăn uống
Trước khi siêu âm ổ bụng, không cần nhịn ăn nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất cần tuân thủ thời điểm ngừng ăn/uống hợp lý. Tốt nhất nên siêu âm ổ bụng vào buổi sáng khi chưa ăn gì vì thức ăn tối trước đã được tiêu hóa hết, hạn chế khí trong đường tiêu hóa.
Riêng đối với trường hợp bệnh túi mật, phải nhịn ăn trên 6 tiếng, không uống đồ ngọt trước khi siêu âm.
Đối với kiểm tra gan, tuyến tuỵ, lá lách, bệnh nhân không ăn thực phẩm có chất béo và nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng trước ngày siêu âm.
Nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng
Trước khi siêu âm 1 tiếng, nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để kiểm tra dễ dàng hơn.
Đối với bệnh nhân chưa quan hệ tình dục, nhịn tiểu để siêu âm ổ bụng, kiểm tra tử cung và phần phụ 2 bên.
Nhịn đi tiểu để kiểm tra, đo kích thước tuyến tiền liệt chính xác nhất và phát hiện các bất thường kèm theo. Ngoài ra, khi đi khám bạn nên mặc quần áo rộng rãi để thuận tiện cho việc thăm khám. Sau khi siêu âm ổ bụng, bệnh nhân có thể sinh hoạt như bình thường ngay lập tức.
Nếu siêu âm phần phụ đầu dò thì cần đi tiểu sạch trước khi vào siêu âm.
Khi nào nên siêu âm ổ bụng kiểm tra bệnh phụ khoa?
Trên thực tế, bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh phụ khoa, dù chưa hoặc đã quan hệ tình dục. Vì vậy, chị em bước vào độ tuổi sinh sản nên khám phụ khoa định kỳ và siêu âm khi có những dấu hiệu bất thường dưới đây:
Xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới trong thời gian dài và tăng dần về cường độ.
Đau khi quan hệ tình dục.
Kinh nguyệt không đều, số ngày hành kinh thay đổi bất thường, lượng máu kinh có thể ít hoặc nhiều.
Khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu và màu sắc khác thường.
Quy trình siêu âm ổ bụng
Quy trình siêu âm ổ bụng được thực hiện như sau:
Kéo áo để lộ bụng hoặc mặc quần áo do bệnh viện cung cấp.
Nằm ngửa trên giường khám hoặc hơi nghiêng tùy theo yêu cầu của bác sĩ.
Thoa gel siêu âm lên bụng để di chuyển dễ dàng hơn và giúp loại bỏ không khí giữa đầu dò và da. Không khí có thể chặn sóng âm vì tốc độ sóng âm truyền trong không khí rất chậm.
Di chuyển đầu dò qua lại quanh vùng bụng cần kiểm tra.
Bác sĩ quan sát hình ảnh trên máy tính và lưu lại những hình ảnh nghi ngờ.
Lau gel siêu âm trên da, gel này an toàn, khô rất nhanh và không làm ố quần áo.
Siêu âm bụng thường không quá 30 phút. Sau khi siêu âm xong, có thể sinh hoạt như bình thường.
Nếu kết quả siêu âm bụng tổng quát là bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm khác để loại trừ hoặc xác định chẩn đoán.
Bài viết trên đã giải đáp siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán phổ biến luôn được trang bị tại các bệnh viên, dễ sử dụng và ít tốn kém hơn so với hầu hết các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Kỹ thuật siêu âm cực kỳ an toàn và không sử dụng bức xạ, cho hình ảnh rõ ràng của các mô mềm không hiển thị rõ trên ảnh X-quang. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và có hướng điều trị phù hợp.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.