Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, các phương pháp điều trị sỏi niệu quản ngày càng được cải tiến nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả điều trị đối với người bệnh. Tuy nhiên liệu sỏi niệu quản có tái phát không?
Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản đòi hỏi chi phí cao và có thể gây đau đớn cho người bệnh. Do đó, nhiều người sau khi điều trị khỏi sỏi niệu quản luôn băn khoăn rằng liệu sỏi niệu quản có tái phát không?
Sỏi niệu quản là bệnh lý đường tiết niệu xảy đường tiết niệu xảy ra khi tinh thể sỏi bị mắc kẹt tại một trong các niệu quản. Hầu hết nguyên nhân gây sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống. Đôi khi sỏi có thể được hình thành tại chỗ từ các khoáng chất khó tan có trong nước tiểu ứ đọng lại. Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản bao gồm:
Hiện nay có các phương pháp điều trị sỏi niệu quản có thể loại bỏ toàn bộ sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh trong khi điều trị. Tuy nhiên liệu sỏi niệu quản có tái phát không?
Trên thực tế, sỏi niệu quản hoàn toàn có thể tái phát lại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các nghiên cứu, sau khi người bệnh mắc sỏi niệu quản lần đầu tiên, tỷ lệ tái phát sỏi niệu quản trong 5 năm lên tới 35 - 50%.
Tình trạng tái phát sỏi niệu quản sau khi điều trị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Sỏi niệu quản có thể tái phát do thói quen không hợp lý trong chế độ ăn uống hằng ngày như:
Những người có tiền sử mắc sỏi niệu quản cộng với việc ít vận động thể dục thể thao có nguy cơ tái phát sỏi niệu quản gấp đôi người bình thường. Các chuyên gia khuyến khích việc chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao có thể làm giảm hơn 30% nguy cơ tạo sỏi niệu quản.
Khả năng hấp thụ và đảo thải kém của cơ thể là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc sỏi niệu quản và tái phát lại sỏi niệu quản. Khi thức ăn đi vào miệng sẽ được nghiền nát, sau đó thành dạ dày tiết ra dịch vị.
Dịch vị giúp dạ dày tiêu hóa, làm mềm và đưa thức ăn xuống ruột non. Lúc này tại ruột non sẽ diễn qua quá trình chuyển hóa lượng thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi vào máu, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Uống không đủ nước hàng ngày khiến các chất cặn bã lắng đọng tại niệu quản từ đó có thể gây tái phát lại sỏi niệu quản.
Người bình thường, lượng nước cần uống mỗi ngày là 2 lít. Tuy nhiên, đối những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận thì lượng nước cần hàng ngày là từ 2,5 lít đến 3,5 lít. Người bệnh nên uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi kích thước nhỏ ra ngoài và ngăn ngừa sỏi phát triển.
Những người có tiền sử bị sỏi niệu quản không nên uống canxi quá liều lượng được được khuyến cáo. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm bổ sung canxi từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Việc thừa canxi trong cơ thể sẽ gây ra sỏi thận canxi oxalat, ngược lại quá ít canxi khiến khiến hấp thu nhiều oxalat hơn ở ruột. Điều này dẫn đến tăng lượng oxalat ở niệu quản từ đó hình thành sỏi.
Người mắc các bệnh lý nền là đối tượng rất dễ tái phát sỏi niệu quản. Các bệnh lý tại tuyến giáp như u tuyến giáp có thể làm giảm chuyển hóa canxi dẫn đến làm tăng khả năng hình thành sỏi niệu quản.
Bên cạnh câu hỏi sỏi niệu quản có tái phát không thì các biện pháp phòng ngừa tái sỏi niệu quản cũng được nhiều người bệnh quan tâm. Một số các biện pháp phòng ngừa tái phát sỏi niệu quản như:
Uống nhiều nước là cách phòng ngừa tái phát sỏi niệu quản hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất. Đối với người có tiền sử mắc sỏi lượng nước cần bổ sung hàng ngày là từ 2,5 - 3 lít.
Đồng thời cần tuân thủ “đồng hồ sinh học” của cơ thể, khi buồn tiểu cần đi tiểu ngay, không được nhịn tiểu thường xuyên. Người bệnh cũng có thể uống thêm nước đỗ đen, nước bột sắn dây cũng giúp đào thải canxi dư thừa hiệu quả.
Bệnh nhân sau điều trị cần cần ăn nhạt - ăn ít thịt động vật. Vì thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu. Điều này kích thích sự bài tiết của calcium và cystine gây hình thành sỏi niệu quản.
Nước cam, nước chanh tươi là các thực phẩm có chứa có chứa nhiều citrat và vitamin C có khả năng chống lại sự tạo thành sỏi niệu quản.
Bên cạnh đó, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thu các chất thải và hạn chế hình thành sỏi tiết niệu.
Lượng canxi bổ sung mỗi ngày của người có tiền sử mắc sỏi niệu quản cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Xem xét sỏi niệu quản có tái phát không cần lưu ý tới lượng canxi đưa vào cơ thể.
Dư thừa canxi sẽ lắng đọng các chất của hệ tiêu hóa và tạo nên sỏi niệu quản. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung canxi có trong thực phẩm mới có giá trị, không nên bổ sung canxi từ thuốc hay các sản phẩm dược phẩm.
Các thực phẩm lợi niệu như cần tây, nước cam, củ cải, rau cải, nước ngô, nước đậu đen,… sẽ có tác dụng lợi tiểu, đào thải các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ đi ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa như rau mồng tơi, rau đay, khoai lang, rau lang, diếp cá, chuối,… để cải thiện bài tiết và loại bỏ các chất dư thừa.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa sỏi niệu quản tái phát hiệu quả.
Để tránh tái phát sỏi niệu quản, người bệnh có thể thực hiện một số liệu pháp can thiệp y học như:
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Sỏi niệu quản có tái phát không? Uống nhiều nước và cải thiện chế độ ăn uống là những biện pháp phòng ngừa sỏi niệu quản tái phát hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.