Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốt Q là gì? Con đường lây nhiễm và phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Ngày 04/08/2024
Kích thước chữ

Sốt Q là gì là? Con đường lây nhiễm của bệnh sốt Q như thế nào? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh sốt Q là gì? Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề trên thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn nhé!

Sốt Q là một bệnh lý khởi phát ở vật nuôi lây sang con người thông qua tiếp xúc hoặc đường hô hấp. Điều may mắn là bệnh sốt Q có khả năng tự hồi phục tương đối cao và có miễn dịch có thể bảo vệ cơ thể cả đời. Cụ thể, bệnh sốt Q là gì? Biểu hiện và phương pháp điều trị bệnh sốt Q như thế nào?

Sốt Q là gì?

Sốt Q là gì? Sốt Q là một bệnh lý của súc vật (cừu, bò, dê…) lây nhiễm sang con người thông qua đường nước tiểu, phân, nhau thai và sữa của chúng. Căn bệnh này thường là cấp tính ở người và có đối khi bệnh chuyển sang thể mãn tính.

Bệnh sốt Q do một loại cầu trực khuẩn Gram âm có kích thước nhỏ hơn các loại Rickettsil khác (dài từ 0,3 - 0,7m) gây ra là Coxiella burnetii (C.burnetii). Loại vi khuẩn này có nha bào có sức đề kháng cao ở môi trường ngoại môi. Thời gian sống của Coxiella burnetii dài ngắn khác nhau, tùy theo môi trường sống cụ thể như:

  • Trên thịt tươi để lạnh: Sống được hơn 1 tháng.
  • Trên vải len ở nhiệt độ từ 15 - 20 độ C: Sống được từ 7 - 10 tháng.
  • Trong sữa bỏ kem ở nhiệt độ trong nhà: Trên 40 tháng.

Vi khuẩn Coxiella burnetii bị tiêu diệt bởi hydrogen peroxide 5%, formaldehyde 2% và lysol 1%.

Sốt Q là gì? Con đường lây nhiễm và phương pháp điều trị bệnh sốt Q như thế nào? 1
Bệnh sốt Q là gì?

Những loại động vật như mèo nuôi, cừu… khi nhiễm phải mầm bệnh này thường không có biểu hiện của bệnh, tuy nhiên trong chất thải ra ngoài như phân, nước tiểu hoặc trong sữa và đặc biệt là nhau thai trong mỗi lần sinh nở của chúng có chứa rất nhiều vi khuẩn Coxiella burnetii. Chính những chất thải được kể trên chính là nguồn lây truyền vi khuẩn gây bệnh sốt Q từ súc vật sang con người và từ súc vật này sang súc vật khác.

Bên cạnh đó, bệnh sốt Q rất hiếm thấy lây truyền trực tiếp từ người mang bệnh sang người khoẻ mạnh, bao gồm cả đường hô hấp. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này lại có khả năng lây truyền bệnh từ động vật sang con người thông qua các phương thức lây nhiễm chủ yếu sau đây:

  • Lây qua đường hô hấp: Người hít phải khói bụi có chứa vi khuẩn bốc lên từ chất thải của động vật mang bệnh ở đồng cỏ, nhà máy… Phân tử chứa loại vi khuẩn có thể di chuyển xa trên 2,4km. Do đó, C.burnetii có thể được sử dụng làm vũ khí sinh học ở dạng khí dung. Rất hiếm trường hợp vi khuẩn C.burnetii lây trực tiếp từ người bệnh sang người khoẻ mạnh thông qua đường hô hấp.
  • Lây qua đường ăn uống: Việc tiêu thụ thịt không được nấu chín kỹ hoặc sữa tươi từ động vật mang bệnh cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh sốt Q. Tuy nhiên, phương thức lây truyền này cũng rất hiếm gặp.
  • Tiếp xúc với đất và vũng nước tù đọng: Đây cũng là một phương thức lây nhiễm vi khuẩn C.burnetii ở các nước nhiệt đới.
  • Phơi nhiễm với nghề nghiệp: Đây cũng là một phương thức lây nhiễm bệnh sốt Q thường gặp. Sự lây truyền bệnh có thể xảy ra thông qua sự tiếp xúc trực tiếp trong nghề với da, thịt, nước tiểu, phân, nước ối và nhau thai của động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với quần áo cũng như chất thải của người mang bệnh.

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sốt Q?

Thực tế, bất kỳ đối tượng nào khi tiếp xúc với động vật nhiễm phải vi khuẩn C.burnetii đều có khả năng mắc bệnh sốt Q, đặc biệt là nhóm người làm việc trong các trang trại chăn nuôi động vật hay gia súc. Dưới đây là những công việc có nguy cơ cao mắc phải bệnh sốt Q, bao gồm:

  • Công nhân tại lò mổ gia súc.
  • Nông dân tại trang trại chăn nuôi.
  • Bác sĩ thú y.
  • Các nhà nghiên cứu về động vật.
  • Nhân viên làm việc tại phòng xét nghiệm có tiếp xúc với các loại xét nghiệm liên quan đến vi khuẩn C.burnetii.
  • Những hộ gia đình có hướng nhà nằm theo hướng gió từ các trang trại chăn nuôi động vật, gia súc, khói bụi, rơm rạ bị ô nhiễm.
  • Sinh sống hoặc đi du lịch ở những vùng dịch tễ có nguy cơ cao.
Sốt Q là gì? Con đường lây nhiễm và phương pháp điều trị bệnh sốt Q như thế nào? 2
Bác sĩ thú y là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh sốt Q

Triệu chứng của bệnh sốt Q là gì?

Bên cạnh thắc mắc bệnh sốt Q là gì, có rất nhiều độc giả cũng quan tâm đến các triệu chứng của bệnh sốt Q.

Theo các chuyên gia, thời gian ủ bệnh của bệnh sốt Q là khoảng từ 18 - 20 ngày. Sau đó, căn bệnh truyền nhiễm này khởi phát một cách đột ngột kèm theo hội chứng giả bệnh cúm có sốt cao, đau nhức cơ khớp, đau đầu, đau hốc mắt, ho, ra mồ hôi và thậm chí là ho ra máu. Bên cạnh đó, các triệu chứng ở phổi không rõ ràng, hình ảnh trên X-quang phổi không có dấu hiệu viêm phổi điển hình.

Tiến triển của bệnh sốt Q rất đa dạng nhưng ở mức độ nhẹ, cơ thể có thể tự phục hồi vào ngày thứ 15. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh truyền nhiễm này cũng tương đối thấp, chỉ dưới 2%. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh nặng và hiếm gặp hơn thì có thể xảy ra biến chứng viêm nội tâm mạc kéo dài tới 2 năm (chiếm tỷ lệ lên đến 50% ở những người mắc bệnh van tim), viêm tắc mạch, viêm gan hạt mãn tính, hội chứng thần kinh… Vậy căn bệnh sốt Q có nguy hiểm không?

Sốt Q là gì? Con đường lây nhiễm và phương pháp điều trị bệnh sốt Q như thế nào? 3
Sốt cao là một triệu chứng điển hình của bệnh sốt Q

Bệnh sốt Q có nguy hiểm không?

Bệnh sốt Q đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Thực tế, tỷ lệ người bệnh mắc phải bệnh lý này cao hơn rất nhiều so với thông báo thống kê, có thể là do bệnh ở thể nhẹ, phát hiện sót hoặc thiếu cơ sở xét nghiệm.

Bệnh sốt Q có thể phát triển thành dịch bệnh ở những địa bàn có động vật chứa mầm bệnh. Các điểm có nguy cơ xảy ra dịch sốt Q như trại gia súc, xí nghiệp chế biến sữa, thịt, len, lông… động vật hoặc các viện nghiên cứu thú y, nhất là những nơi sử dụng cừu nghiên cứu.

Hiện nay, Việt Nam là một đất nước với nền nông nghiệp, chăn nuôi và phát triển gia súc được chú trọng nhiều ở các vùng nông thôn hay khu trang trại. Các loại động vật như dê, bò, cừu, trâu, lợn, cá… đều có nguy cơ trở thành nguồn chứa mầm bệnh sốt Q trong tự nhiên. Tuy nhiên, điều may mắn ở đây là những người mắc phải căn bệnh sốt Q đều có khả năng miễn dịch cả đời với bệnh lý này mà không có tiền sử viêm phổi, cảm cúm

Phương pháp điều trị bệnh sốt Q

Dưới đây là phương pháp điều trị bệnh sốt Q được các bác sĩ áp dụng, cụ thể như sau:

  • Điều trị bệnh sốt Q cấp tính cần phải tập chung vào những người bệnh có triệu chứng tại thời điểm được chẩn đoán. Người bệnh bị sốt Q cấp tính kèm theo triệu chứng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Doxycyclin 100mg x 2 viên mỗi ngày trong vòng 14 ngày liên tiếp. Gần đây, thuốc Macrolid và Quinolon được sử dụng trên lâm sàng trong điều trị sốt Q cấp tính cho hiệu quả tốt nên có thể coi là sự lựa chọn thứ 2.
  • Điều trị bệnh sốt Q ở phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ cần phải rất thận trọng và thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị chuyên khoa.
  • Theo dõi sức khoẻ sau điều trị: Ở hầu hết những bệnh nhân bị sốt Q cấp tính sẽ được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm huyết thanh từ sau 3 - 6 tháng điều trị nhằm tầm soát tốt nhất bệnh sốt Q mãn tính. Bên cạnh đó, đối với những người có nguy cơ cao mắc phải tình trạng nhiễm trùng dai dẳng như phụ nữ mang thai, khớp giả hay suy giảm miễn dịch thì cần kiểm tra huyết thanh bổ sung thêm vào tháng thứ 12, 18 và 24 sau điều trị.
Sốt Q là gì? Con đường lây nhiễm và phương pháp điều trị bệnh sốt Q như thế nào? 4
Thuốc Doxycyclin được sử dụng trong điều trị bệnh sốt Q

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Bệnh sốt Q là gì?” cũng như con đường lây nhiễm, triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị căn bệnh truyền nhiễm này. Sốt Q là một bệnh lý xảy ra ở động vật do vi khuẩn C.burnetii gây ra và con người có thể lây nhiễm bệnh qua đường tiếp xúc là chủ yếu. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin