Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Ngày 29/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Việt Nam nói riêng và các nước nhiệt đới nói chung. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Điều này làm dấy lên lo lắng: “Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?”.

Sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Bệnh dễ bùng phát vào mùa mưa và nhanh chóng tạo thành thành dịch. Khi mới mắc bệnh, mọi người thường có xu hướng chủ quan, lơ là. Lúc này, bệnh có tỷ lệ trở nặng rất cao, thậm chí là gây nhiều biến chứng. Vậy sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ sự xâm nhập của virus Dengue. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, virus Dengue bao gồm 4 type huyết thanh là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Trong điều kiện thông thường, virus sẽ được muỗi truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Trong đó, muỗi Aedes, Aegypti là côn trùng trung gian phổ biến nhất có khả năng truyền bệnh.

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường gia tăng vào mùa mưa. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Điều này dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng. Đối với trẻ nhỏ, người già và người có hệ miễn dịch kém, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết cũng rất cao.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh chỉ được tiến hành hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Nếu số lượng virus trong cơ thể không quá lớn, bệnh có thể tự khỏi sau một tuần.

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết? 1
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm bởi muỗi vằn

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Trước khi tìm hiểu: “Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?”, bạn cần nắm được những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue thường khá đa dạng. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến được chia thành 3 giai đoạn chính là:

Giai đoạn sốt

Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng là:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục.
  • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
  • Da xung huyết.
  • Đau cơ, đau nhức xương khớp.
  • Cảm thấy nhức mỏi hai bên hốc mắt.
  • Nghiệm pháp dây thắt dương tính.
  • Xuất huyết dưới da tạo thành các chấm đỏ li ti.
  • Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam đột ngột.
  • Xét nghiệm máu cho kết quả suy giảm bạch cầu. Tuy nhiên, số lượng tiểu cầu bình thường và dung tích hồng cầu vẫn ở mức bình thường.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết? 2
Sốt xuất huyết rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm thường bắt đầu từ ngày thứ 3 - thứ 7 sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng lâm sàng có thể kể đến là:

  • Sốt hoặc đã giảm sốt.
  • Tăng tính thấm thành mạch dẫn đến thoát huyết tương liên tục trong 24 - 48 giờ.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Cảm thấy đau mô kẽ, màng bụng.
  • Phù nề mi mắt và phù gan.
  • Mệt mỏi, bứt rứt, ngất.
  • Đầu và khắp người lạnh.
  • Đo động mạch thấy mạch nhỏ và đập nhanh.
  • Huyết áp giảm hoặc bị kẹt dẫn đến không đo được huyết áp.
  • Tiểu ít.
  • Xuất huyết dưới da, các nốt xuất huyết lớn dần, rải rác ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn. Nhiều nốt xuất huyết nặng sẽ tạo thành các mảng bầm tím.
  • Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu.
  • Rong kinh kéo dài hoặc rối loạn kinh nguyệt.
  • Xuất huyết nội tạng như: Hệ tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
  • Rối loạn đông máu.
  • Tràn dịch màng bụng, màng phổi. Thông thường, tình trạng này chỉ được phát hiện khi siêu âm hoặc chụp X-quang.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết? 3
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Giai đoạn hồi phục

Trải qua 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu hồi phục. Giai đoạn hồi phục thường kéo dài trong 48 - 72 giờ, đi kèm với nhiều triệu chứng như:

  • Giảm sốt, bớt mệt, thèm ăn.
  • Huyết áp và động mạch đập ổn định.
  • Có xu hướng tiểu nhiều hơn.
  • Tim đập chậm lại làm cho điện tâm đồ thay đổi.
  • Nếu tiếp tục truyền dịch, người bệnh có thể bị phù phổi hoặc suy tim.
  • Nồng độ Hematocrit bình thường. Trong một vài trường hợp, nó có thể thấp hơn do máu bị pha loãng máu do cơ thể đã bắt đầu hấp thu dịch.
  • Số lượng bạch cầu máu tăng lên đáng kể.
  • Số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường.

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc liệu sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bệnh sốt xuất huyết có diễn tiến rất khó lường. Thậm chí, bệnh còn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, khi bước vào mùa dịch, bệnh viện thường tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám trong tình trạng sốt cao, khó thở. Nhiều người bệnh còn xuất hiện tình trạng mê sảng và thậm chí là vật vã. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng sau:

  • Suy tim, suy thận.
  • Sốc do mất máu.
  • Xuất huyết não.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Hôn mê.
  • Sinh non, sảy thai xảy ra ở phụ nữ mang thai.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết? 4
Người bệnh cần được thăm khám ngay nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm

Lưu ý khi khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Nếu tình trạng bệnh không quá nguy hiểm, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ được chỉ định điều trị ngoại trú. Chỉ khi bệnh trở nặng, khó kiểm soát thì mới cần ở lại cơ sở y tế để theo dõi thêm. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh ra ngoài mà nên tự cách ly trong nhà.
  • Đến bệnh viện làm xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38.5 độ C.
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ và lau mát thường xuyên bằng nước ấm.
  • Uống thuốc hạ sốt paracetamol, liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần uống cách nhau 4 - 6 giờ.
  • Tuyệt đối không dùng Aspirin (Acetylsalicylic acid), Analgin, Ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
  • Thường xuyên Oresol, nước cam, nước chanh,... để bù nước.
  • Nằm màn để tránh muỗi đốt làm lây lan dịch bệnh.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết? 5
Người bệnh chú ý nên uống nhiều nước để bù nước kịp thời

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lây truyền bởi muỗi vằn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc: “Sốt xuất huyết có chết không?” nhé! Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh không được chủ quan mà nên đến bệnh viện thăm khám ngay.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin