Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Stress tuổi dậy thì là gì? Làm thế nào để cải thiện?

Ngày 18/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Stress tuổi dậy thì ngày nay đang trở thành vấn đề về tâm lý phổ biến ở trẻ khiến ba mẹ lo lắng. Nếu ba mẹ không phát hiện kịp thời và giúp trẻ vượt qua stress thì sức khỏe tinh thần của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đối với ba mẹ, khi con cái bước vào tuổi dậy thì là giai đoạn không dễ dàng gì. Ở độ tuổi này, trẻ phải trải qua những thay đổi về mặt thể chất, tâm lý, nội tiết tố và nhận thức từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành... dẫn đến những rối loạn tâm sinh lý ở tuổi dậy thì, gây nên tình trạng stress tuổi dậy thì.

Stress là gì?

Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đối phó với áp lực, căng thẳng, sự lo lắng trong cuộc sống làm thay đổi về cảm xúc và hành vi.

Stress khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, gây bất lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Người bệnh có cảm giác lo lắng hoặc thất vọng, dẫn đến kiệt sức, nảy sinh rối loạn lo âu và bị chứng trầm cảm.

Nếu bị stress cấp tính, khi gặp căng thẳng, có thể gây ra rối loạn nhịp tim, các cơn đau tim. Stress mạn tính làm hệ thống thần kinh tự hoạt động quá mức, có hại cho cơ thể.

Dấu hiệu stress phổ biến

Các dấu hiệu stress phổ biến như:

  • Mệt mỏi, kiệt sức;
  • Đau đầu, chóng mặt;
  • Khó ngủ, mất ngủ dai dẳng;
  • Khó tập trung;
  • Cáu gắt hoặc tức giận thường xuyên, không thể kiềm chế được cảm xúc;
  • Hay quên;
  • Suy nghĩ tiêu cực, trầm uất;
  • Lo lắng hoặc kích động;
  • Lòng bàn tay hoặc cơ thể thường xuyên ra mồ hôi;
  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa nên hay có những căn bệnh phổ biến về dạ dày và đường ruột như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày, viêm ruột,...;
  • Nhịp tim tăng nhanh.
Stress tuổi dậy thì là gì? Làm thế nào để cải thiện? 1
Stress tạo ra cảm giác lo lắng hoặc thất vọng có thể dẫn đến kiệt sức

Những tác hại của stress

Khi bị stress quá mức, người bệnh sẽ gặp những tác hại sau:

Về thể chất

Stress còn là hệ lụy sinh hàng loạt bệnh lý như:

  • Stress làm tăng sinh các gốc tự do bên trong cơ thể một cách quá mức dẫn đến tăng cholesterol ở trong máu, rối loạn chuyển hóa lipid, căng thẳng thần kinh gây co mạch máu từ đó dẫn đến thiếu oxy ở thành mạch và tim...
  • Tâm thần kinh: Bị đau đầu, hoa mắt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, khó ngủ...
  • Tim mạch: Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, đánh trống ngực…
  • Tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy, rối loạn chức năng đại tràng...
  • Tình dục: Suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm...
  • Phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…
  • Xương khớp: Run rẩy, chuột rút, có cảm giác kiến bò ở tay, đau khớp...
  • Toàn thân: Suy sụp, dễ bị bệnh dị ứng, mệt mỏi...

Về tinh thần

  • Mất trí nhớ, hay quên;
  • Trầm cảm;
  • Rối loạn lo âu;
  • Run rẩy;
  • Mất ngủ.

Nguyên nhân gây rối loạn tâm sinh lý ở tuổi dậy thì

Trẻ ở tuổi dậy thì chịu nhiều biến đổi về hình thể và tâm sinh lý. So với các lứa tuổi khác trong đời người, khủng hoảng tâm lý thường gặp ở tuổi dậy thì nghiêm trọng hơn, do vậy dễ xảy ra các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì.

Ở giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ cảm thấy bối rối do hình thể bên ngoài thay đổi như cơ thể phát triển và ham muốn tình dục. Con gái sẽ phát triển kích thước ngực, xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt... Con trai bị bể tiếng, mọc ria mép...

Stress tuổi dậy thì là gì? Làm thế nào để cải thiện? 2
Trẻ ở tuổi dậy thì chịu nhiều biến đổi về hình thể, tâm sinh lý rất phức tạp

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do sự phân biệt giới tính và sự phát triển nhanh của các hormone sinh dục, làm xuất hiện các trạng thái cảm xúc nhạy cảm. Nếu những người xung quanh, nhất là cha mẹ, thầy cô không hiểu rõ mà đụng chạm đến những vấn đề khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng, sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến các rối loạn cảm xúc.

Ở giai đoạn chuyển giao từ một đứa trẻ đến người trưởng thành, trẻ trở nên rất nhạy cảm, rất dễ bị sốc. Nếu không được người lớn quan tâm và định hướng, các em sẽ càng hoang mang hơn, về lâu dài ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ có thể mắc các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì như rối loạn cảm xúc, rối loạn về hành vi và rối loạn tâm thần. Những rối loạn này là biểu hiện của stress tuổi dậy thì.

Dấu hiệu stress tuổi dậy thì

Khi trẻ bị stress tuổi dậy thì, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Mụn nổi đầy mặt: Stress có thể gây mụn lan tràn trên khuôn mặt ở tuổi dậy thì. 
  • Tâm trạng khó chịu, bức bối: Trẻ cảm thấy buồn bực, khó chịu với bất cứ ai, bất cứ điều gì.
  • Luôn mệt mỏi: Do những căng thẳng xảy ra liên tục trong một thời gian dài như chuyện bực bội ở trường hoặc những xung đột trong gia đình làm tinh thần của trẻ mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh: Thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng sẽ khiến tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều.
  • Khẩu vị bất thường: Có lúc ăn nhiều nhưng không thấy ngon, có lúc chẳng muốn ăn gì và cũng không thấy đói... Đây là dấu hiệu của stress tuổi dậy thì khiến trẻ không kiểm soát được việc ăn uống. Nếu trẻ hay ăn đồ ăn vặt mỗi khi thấy căng thẳng thì thói quen này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nổi mụn: Stress sẽ làm cho bạn nổi nhiều mụn trên mặt và càng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Ảnh hưởng việc học hành: Khi bị stress, trẻ không thể tập trung vào việc học. Nếu không vượt qua được tình trạng stress, kết quả học tập sẽ giảm sút. 
  • Đau đầu liên tục: ​Stress có thể làm siết chặt các cơ ở vùng đầu, mặt, cổ dẫn đến đau đầu một cách âm ỉ và đau nhiều chỗ xung quanh đầu. Thường cơn đau xảy ra khi trẻ học bài, sử dụng máy tính hoặc điện thoại. 
  • Đau bụng thường xuyên: Khi bạn bạn đang chịu rất nhiều căng thẳng, các dây thần kinh trong dạ dày và ruột rất nhạy cảm, stress gây đau dạ dày và những cơn đau có thể nặng hơn,...
  • Dùng chất kích thích và rượu: Nếu bạn đối phó với stress bằng chất kích thích và rượu thì đây là cách vô cùng nguy hiểm.
Stress tuổi dậy thì là gì? Làm thế nào để cải thiện? 3
Nổi mụn trên mặt là một trong những triệu chứng của stress tuổi dậy thì

Cách giảm stress ở tuổi dậy thì

Ăn uống đầy đủ

Một trong những việc làm đầu tiên mà cha mẹ nên làm để giảm stress tuổi dậy thì là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các thức ăn chứa đạm, các loại vitamin và ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tham khảo các loại thực phẩm giảm stress.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt kiểm soát căng thẳng rất tốt. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ từ 9 đến 12 giờ mỗi đêm. Thanh thiếu niên cần ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi đêm. 

Stress tuổi dậy thì là gì? Làm thế nào để cải thiện? 4
Trẻ ở tuổi dậy thì nên ngủ đủ giấc để kiểm soát căng thằng

Tâm sự

Cách giảm stress tuổi dậy thì trong gia đình hiệu quả là trò chuyện về các tình huống căng thẳng với một người lớn đáng tin cậy có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên nhìn nhận vấn đề và tìm ra giải pháp. Sau khi tâm sự, hãy động viên và cổ vũ để con bạn cố gắng tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ tự tin rằng chúng có thể đối phó với các yếu tố gây stress và đối mặt với thất bại.

Dành thời gian vui chơi

Cũng giống như người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên cần thời gian để làm những gì mang lại niềm vui cho chúng giúp trẻ giảm stress tuổi dậy thì.

Đi dạo

Khi con của bạn có dấu hiệu bị stress, hãy để trẻ đi dạo và tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên. Gần gũi với thiên nhiên là một cách hiệu quả để giảm bớt stress và cải thiện sức khỏe tổng thể, như vậy trẻ ít bị trầm cảm, lo lắng và căng thẳng hơn. 

Viết nhật ký

Viết về những cảm xúc tích cực có thể làm giảm các triệu chứng của lo âu và trầm cảm, chẳng hạn như viết về những điều bạn biết ơn hoặc tự hào.

Tóm lại, khi trẻ có dấu hiệu bị stress tuổi dậy thì, cha mẹ không nên chủ quan, lơ là mà cần có hướng giải quyết sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm