Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cuồng nhĩ và rung nhĩ là những biểu hiện của rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, xét về bản chất và triệu chứng thì hai dạng rối loạn nhịp tim này có sự khác biệt nhất định. Cùng Nhà thuốc Long Châu so sánh cuồng nhĩ và rung nhĩ trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Phân biệt cuồng nhĩ và rung nhĩ đóng một vài trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị thích hợp. Vậy rung nhĩ và cuồng nhĩ là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Phương pháp điều trị các dạng rối loạn nhịp tim này như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác bạn nhé.
Thông thường, nhịp tim được tạo ra bởi các tín hiệu điện xuất phát từ một vùng của tim được gọi là nút xoang, sau đó lan tỏa lần lượt đến các vùng khác của tim giúp cho hoạt động của các buồng tim diễn ra đồng bộ và hiệu quả.
Trên lâm sàng, các bác sĩ thường phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ thông qua điện tim. Đường biểu diễn điện tim của sóng co bóp từ hai nhĩ trong cuồng nhĩ là dạng răng cưa mẻ, nhịp thất có thể đều còn trong rung nhĩ là một đường lăn tăn không đều. Vậy cuồng nhĩ và rung nhĩ là gì?
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim, xảy ra khi các tín hiệu điện xuất hiện nhanh hơn bình thường. Trong rung nhĩ, tâm nhĩ nhận các tín hiệu điện vô tổ chức và hỗn loạn. Các vùng của tâm nhĩ hoạt động không đồng bộ với tần số nhanh khiến cho hai tâm nhĩ phải và trái gần như không co bóp đồng thời cũng không phối hợp với tâm thất. Một phần các tín hiệu điện này được dẫn truyền xuống tâm thất khiến cho nhịp tim nhanh và không đều.
Trên thực tế, nhịp tim dao động trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút được coi là bình thường. Còn đối với bệnh nhân rung nhĩ thì nhịp tim có thể sẽ dao động trong khoảng 100 - 175 nhịp/phút.
Tương tự như rung nhĩ, cuồng nhĩ cũng là một dạng của rối loạn nhịp tim, xảy ra do rối loạn hoạt động điện ở tâm nhĩ. Khác với rung nhĩ thì các tín hiệu điện là có tổ chức.
Trong cuồng nhĩ, nhịp tim bất thường xuất phát từ các buồng trên của tim, khiến cho tâm nhĩ đập 250 - 350 nhịp/phút. Điều này dẫn đến tình trạng tâm thất đập nhanh theo, có thể là 150 nhịp/phút hoặc hơn.
Người bệnh bị rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ có thể không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Nếu có thì các triệu chứng của cuồng nhĩ và rung nhĩ cũng tương tự nhau. Do vậy, rất khó để nhận biết bạn đang bị rung nhĩ hay cuồng nhĩ thông qua các triệu chứng lâm sàng.
Một số triệu chứng của cuồng nhĩ và rung nhĩ người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
Các chuyên gia tim mạch chỉ ra rằng: Các triệu chứng của rung nhĩ thường nghiêm trọng hơn cuồng nhĩ, do vậy mà khả năng hình thành cục máu đông và đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ thường cao hơn so với cuồng nhĩ.
Đối với bệnh cuồng nhĩ, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng như:
Trong khi đó, bệnh nhân rung nhĩ có thể gặp phải các biến chứng như:
Để chẩn đoán cuồng nhĩ, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành các cận lâm sàng như:
Đối với rung nhĩ, ngoài các cận lâm sàng như cuồng nhĩ thì các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây rung nhĩ hoặc để chẩn đoán bệnh, cụ thể:
Việc chẩn đoán sớm bệnh tim mạch cũng như điều trị tim mạch kịp thời sẽ giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.
Đối với điều trị cuồng nhĩ và rung nhĩ, mục tiêu điều trị của hai dạng rối loạn nhịp tim này là khôi phục nhịp tim trở lại bình thường và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Các phương pháp điều trị rung nhĩ và cuồng nhĩ phổ biến đó là:
Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn phân biệt hai dạng rối loạn nhịp tim là cuồng nhĩ và rung nhĩ. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề tim mạch này. Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, hãy chủ động phòng ngừa bệnh tim mạch bạn nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.