Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Sự khác biệt giữa viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu

Ngày 26/07/2023
Kích thước chữ

Viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu đều là căn bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn sự khác biệt giữa hai loại bệnh này.

Viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu đều là bệnh nguy hiểm cho người bệnh, ngay cả khi được điều trị sớm bệnh vẫn có thể gây nên các biến chứng nặng nề. Vậy hai loại bệnh này có sự khác biệt như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Viêm não mô cầu là gì?

Vi khuẩn Neisseria meningitidis là tác nhân gây bệnh viêm não mô cầu. Vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào cơ thể để tấn công hệ thần kinh trung ương. Do bệnh viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp, nên tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh, và trong điều kiện thuận lợi, bệnh có thể bùng phát thành dịch bệnh.

Sự khác biệt giữa viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu 1
Viêm não mô cầu gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis thâm nhập vào hệ thần kinh

Vi khuẩn viêm não mô cầu được chia thành 4 nhóm chính là A, B, C và D dựa trên kháng nguyên của cơ thể. Trong đó, chủng A và B là loại phổ biến nhất. Tuy nhiên, loại bệnh này có thể được phân loại dựa trên các chủng khác nhau của vi khuẩn nếu tiến hành kiểm tra huyết thanh gây bệnh, nhưng trong lĩnh vực y học, cách thức này rất ít được sử dụng.

Viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản hay còn được mọi người gọi là bệnh viêm não mùa hè hoặc viêm não B. Đây là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính của hệ thần kinh trung ương, gây ra bởi một loại virus. Bệnh có thể phát triển nặng theo từng giai đoạn, gây tử vong đồng thời để lại nhiều di chứng cho sức khỏe.

Bệnh viêm não Nhật Bản lần đầu tiên được phát hiện tại Nhật Bản, sau đó bệnh đã bùng phát và gây dịch ở các khu vực như Đông Nam Á, Bắc Á, Tây Thái Bình Dương,... Do đó bệnh lý này được gọi tên là viêm não Nhật Bản.

Sự khác biệt giữa viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu 2
Viêm não Nhật Bản gây ra bởi một loại virus JEV

Sự khác biệt giữa viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu

Tác nhân gây bệnh

Viêm não mô cầu là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis, thường cư trú ở vùng mũi, hầu và họng của người bệnh. Thông thường, nguồn lây bệnh chủ yếu đến từ bệnh nhân và người mang vi khuẩn nhưng không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ này chiếm khoảng 10 - 20% trong cộng đồng. Vi khuẩn Neisseria meningitidis lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, qua việc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi,...

Mặt khác, viêm não Nhật Bản được gây ra bởi chủng virus Japanese Encephalitis Virus (JEV). Tuy nhiên, con người không thể lây truyền bệnh trực tiếp từ động vật hoang dã mà lây truyền trung gian qua muỗi. Virus có trong máu của động vật mang bệnh, muỗi sẽ lây truyền sang người. Cụ thể, Culex Tritaeniorhynchus và Culex Vishnui là hai loài muỗi phổ biến mang virus viêm não Nhật Bản.

Triệu chứng bệnh

Khi người bệnh nhiễm vi khuẩn viêm não mô cầu, thời gian ủ bệnh sẽ khoảng từ 2 - 10 ngày (trung bình 3 - 4 ngày). Sau đó, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt cao 39 - 40 độ C, buồn nôn, đau đầu, cứng gáy. Một số trường hợp khác sẽ có triệu chứng như lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện ban xuất huyết có hình sao hoặc sốc nhiễm khuẩn.

Đa phần trường hợp nhiễm viêm não Nhật Bản không có bất kỳ các triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Một số khác sẽ có biểu hiện sốt cao kèm các triệu chứng liên quan đến tổn thương ở hệ thần kinh trung ương như đau đầu, buồn nôn, lú lẫn, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, hôn mê,...

Sự khác biệt giữa viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu 3
Đau đầu là một trong dấu hiệu cơ bản của viêm não mô cầu khi mới phát bệnh

Biến chứng

Viêm não mô cầu diễn tiến rất nhanh, có thể gây tử vong chỉ sau 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Đối với trường hợp sống sót có thể gặp phải biến chứng nặng như phát triển thần kinh châm, mất khả năng thính giác, liệt,...

Viêm não Nhật Bản tỷ lệ tử vong của người bệnh dao động trong khoảng 20 - 30%, đồng thời có thể lên đến 50%. Bệnh viêm não Nhật Bản sẽ để lại các di chứng nghiêm trọng như bại liệt, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, mất khả năng ngôn ngữ,...

Vì sao bạn cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu?

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trong độ tuổi dưới 30, tuy nhiên theo thống kê, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, bệnh viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản có thể lan rộng thành dịch bệnh. Vì thế nên, việc tiêm phòng ngay khi trẻ đủ tuổi là điều cần thiết hỗ trợ phòng chống bệnh hiệu quả.

Vắc xin viêm não mô cầu được bào chế với các kháng nguyên nhằm kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm vắc xin sẽ giúp ngăn chặn và phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu có thể đạt lên đến 90%.

Bên cạnh đó, vắc xin viêm não Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó các bậc cha mẹ cần nên ghi nhớ lịch tiêm chủng viêm não Nhật Bản để đảm bảo bé được tiêm phòng đúng lịch, đúng liều trình và đúng phác đồ phù hợp với lứa tuổi.

Để đối phó với mức độ nguy hiểm và tác động nghiêm trọng của bệnh viêm não Nhật Bản, cộng đồng quốc tế đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản khác nhau. Tại Việt Nam, hiện có 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng, bao gồm:

  • Vắc xin Jevax (Việt Nam): Dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn.
  • Vắc xin Imojev (Pháp): Dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, với độ an toàn và hiệu quả cao.
Sự khác biệt giữa viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu 4
Tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản giúp bạn bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh

Những điều cần lưu ý sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu

Phản ứng sau tiêm

Dưới đây là một số phản ứng nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa viêm não:

  • Khi chạm vào vùng tiêm, bạn có thể cảm thấy đau nhức, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm.
  • Trẻ em sau khi tiêm thường có khả năng sốt cao nhiều hơn so với người lớn.
  • Người trưởng thành có thể gặp một số phản ứng như đau đầu và đau cơ.

Ngoài ra, đối với trường hợp nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sau khi tiêm có thể xảy ra tình trạng ngất xỉu, do đó, bạn cần phải nghỉ ngơi nằm xuống trong khoảng từ 15 - 30 phút, tránh nguy cơ trượt ngã gây nên chấn thương nghiêm trọng.
  • Đau vai kéo dài.
  • Dị ứng như nổi mề đay, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt,... thường xảy ra sau vài giờ đồng hồ sau khi tiêm.
  • Mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến chán ăn.
  • Phát ban, mề đay.

Chăm sóc sau tiêm

Sau khi tiêm phòng viêm não, bạn cần phải:

  • Bạn cần nghỉ ngơi tại nơi tiêm chủng trong khoảng 30 phút.
  • Tránh bôi, động chạm vào vùng tiêm nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể, nếu sốt cao trên 38.5 độ, bạn cần nên lau người với nước ấm. Đối với trẻ nhỏ, nếu sốt cao không giảm, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bằng việc ăn thực phẩm sạch và tươi sống, giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về sự khác biệt giữa viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết giúp phòng tránh hai loại dịch bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin