Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào tìm hiểu để giúp các mẹ bỉm gỡ rối cho nỗi lo này, tham khảo ngay nhé!
Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa cho con bú là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy lo lắng khi gặp phải. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi sâu vào tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hầu hết các trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ đều gặp phải hiện tượng rỉ sữa ướt áo hay dân gian thường gọi là “xuống sữa”. Sau khi sinh, mẹ có thể nhận thấy sữa rỉ ra từ núm vú dưới dạng nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
Tình trạng này thường xảy ra khi mẹ cho bé bú một bên và bên kia sẽ rỉ sữa, đặc biệt vào buổi sáng khi lượng sữa đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, sữa cũng có thể rỉ bất cứ lúc nào trong ngày, ngay cả khi bé không bú. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên nên mẹ không cần quá lo lắng.
Hiện tượng chảy sữa cho thấy hormone prolactin và oxytocin đang hoạt động, hay có thể hiểu là cơ thể mẹ đang sản xuất sữa. Quá trình rỉ sữa có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào từng người. Có mẹ chỉ bị rỉ sữa trong vài tuần đầu, trong khi một số khác kéo dài đến khi bé cai sữa.
Một số phụ nữ cũng có thể thấy núm vú tiết ra dịch giống như sữa khi đang mang thai, điều này cũng bình thường. Khi mang thai, ngực mẹ có thể bắt đầu sản xuất sữa non từ vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh, loại sữa đầu tiên này giúp chuẩn bị cho bé bú ngay sau khi chào đời.
Nếu tình trạng chảy sữa gây khó chịu, mẹ có thể đặt khăn giấy hoặc miếng thấm sữa vào trong áo ngực để thấm hút sữa rò rỉ. Tuy nhiên, nếu phát hiện sữa chảy có lẫn máu, mẹ nên gặp bác sĩ để kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp.
Tình trạng bầu ngực tiết sữa nhiều, sữa chảy ướt áo có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nguyên nhân phổ biến nhất là do khối u lành tính (không phải ung thư) trên tuyến yên, làm tăng lượng prolactin - một trong những hormone đảm nhận nhiệm vụ kích thích tiết sữa sau sinh.
Khi hàm lượng prolactin tăng quá mức, cơ thể mẹ sẽ bị “đánh lừa” và tự tạo ra sữa, dẫn đến tình trạng rỉ sữa hoặc chảy sữa từ đầu vú.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác như:
Khi sữa tiết ra nhiều, ngực mẹ sẽ trở nên căng tức. Nếu không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa khi ngực căng quá có thể sẽ ảnh hưởng đến cơ chế tiết sữa. Các tia sữa trong ngực bị chèn ép, thu hẹp kích thước so với bình thường. Nếu mẹ sử dụng máy hút sữa với lực hút quá mạnh, ống dẫn sữa càng bị thu hẹp, khiến dòng sữa không thể chảy đều và liên tục. Do đó, dù sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa khiến trẻ bú không đủ no.
Một số mẹ có thể gặp khó khăn do chưa biết cách sử dụng máy hút sữa phù hợp. Kích thước phễu hút đóng vai trò rất quan trọng. Nếu dùng sai size phễu, phễu có thể chèn vào ống dẫn sữa gây tắc nghẽn và làm cho việc hút sữa trở nên khó khăn hơn.
Để tránh tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Việc để sữa rỉ ra ngoài không chỉ gây lãng phí nguồn sữa mẹ quý giá mà còn khiến trẻ không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não. Khi không đủ sữa cho bé, mẹ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng và có thể gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh.
Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo, tình trạng căng tức sữa nếu không được xử lý sớm có thể gây ra các biến chứng, phổ biến nhất là viêm tuyến vú. Viêm tuyến vú xảy ra khi mô vú bị viêm do sữa tắc nghẽn trong các ống dẫn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ bị tụ mủ trong các tuyến vú sẽ tăng cao.
Vì vậy, khi gặp tình trạng sữa chảy nhiều nhưng vẫn không đủ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng giải quyết hiệu quả, vừa đảm bảo lượng sữa dinh dưỡng cho bé, vừa ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tuyến vú do căng sữa.
Hy vọng bài viết này giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa, để có thể cung cấp nguồn sữa dồi dào và bổ dưỡng cho bé. Hy vọng sẽ giúp mẹ có được thêm những thông tin hữu ích trong hành trình làm mẹ và chăm sóc con yêu của mình nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.