Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ đúng cách mà phụ huynh nên biết

Ngày 15/06/2024
Kích thước chữ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nhiều phụ huynh băn khoăn rằng sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu phương pháp làm ấm sữa mẹ cho bé nhé!

Vậy sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? 2 tiếng là khoảng thời gian tương đối dài, có thể gây biến đổi tính chất cũng như dưỡng chất có trong sữa. Cha mẹ nên tham khảo hướng dẫn hâm nóng sữa đúng cách dưới đây cho bé yêu.

Nếu sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, an toàn nhất cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên việc hâm nóng sữa mẹ cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và sức khỏe của bé. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ hâm nóng trong 2 tiếng có thể gây ra những thay đổi đáng kể về chất dinh dưỡng, làm giảm chất lượng sữa. Nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài dễ phá vỡ cấu trúc của các protein và vitamin trong sữa, làm mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.

Hơn nữa, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường ấm, điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn cao khi bé sử dụng sữa đã bị hâm nóng quá lâu. Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra bao gồm rối loạn tiêu hóa, nôn trớ và tiêu chảy, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên tuân thủ các khoảng thời gian hâm nóng sau để đảm bảo sữa mẹ luôn an toàn và giữ được giá trị dinh dưỡng tốt nhất, cụ thể:

  • Sữa mẹ bảo quản ở nhiệt độ phòng: Nên hâm nóng từ 3 – 5 phút;
  • Sữa mẹ bảo quản ở ngăn mát: Thời gian hâm nóng từ 6 – 8 phút;
  • Sữa mẹ rã đông: Cần hâm nóng trong khoảng 10 phút.

Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thời gian hâm sữa như:

  • Lượng sữa: Lượng sữa càng nhiều thì thời gian hâm nóng càng dài. Ví dụ, một bịch sữa 200ml cần thời gian 5 – 7 phút, trong khi bịch 400ml có thể cần từ 7 – 10 phút.
  • Chất liệu bình sữa: Bình thủy tinh cần thời gian hâm nóng dài hơn so với bình nhựa. Cha mẹ nên chọn bình sữa silicon hoặc túi trữ sữa không chứa các chất độc hại như BPA, BPS để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Nhiệt độ sữa ban đầu: Sữa có nhiệt độ cao sẽ cần thời gian hâm nóng ít hơn so với sữa đã được bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh.

Việc hâm nóng sữa mẹ đúng cách không chỉ giúp giữ nguyên chất dinh dưỡng mà còn bảo vệ sức khỏe của bé khỏi những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, cha mẹ cần cẩn trọng, tuân thủ các hướng dẫn trên để đảm bảo bé yêu luôn nhận được những dưỡng chất tốt nhất từ sữa mẹ.

Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ đúng cách mà phụ huynh nên biết 1
Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không?

Cách hâm nóng sữa mẹ

Bên cạnh thắc mắc về việc sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không, nhiều phụ huynh cũng quan tâm về việc tìm hiểu cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách. Việc hâm nóng sữa mẹ không chỉ giúp bảo quản chất lượng dinh dưỡng mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách hâm nóng sữa mẹ theo từng phương pháp bảo quản.

Đầu tiên, sản phẩm dần trở nên phổ biến là máy hâm sữa là một thiết bị tiện lợi, an toàn, được nhiều bậc cha mẹ tin dùng. Dưới đây là các bước thực hiện khi hâm sữa như sau:

  • Chuẩn bị máy hâm sữa: Đặt bình sữa hoặc túi sữa vào khay hâm.
  • Đổ nước vào khoang máy: Đổ nước vào khoang máy hâm sữa đến mức tiêu chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Cài đặt thời gian hâm sữa: Sữa mẹ ở nhiệt độ phòng cần hâm nóng từ 3 đến 5 phút, sữa bảo quản ngăn mát cần hâm nóng từ 6 đến 8 phút, sữa mẹ rã đông cần hâm nóng trong khoảng 10 phút.
  • Kiểm tra nhiệt độ sữa: Khi quá trình hâm nóng kết thúc, lấy bình sữa ra và kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay để đảm bảo sữa không quá nóng trước khi cho bé bú.

Bên cạnh đó, hâm sữa mẹ bằng nước ấm cũng là một phương pháp truyền thống khá hiệu quả với cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị bát nước ấm: Đổ nước ấm vào bát, nhiệt độ khoảng 40 độ C.
  • Đặt bình sữa vào bát nước: Đặt bình sữa hoặc túi sữa vào bát nước ấm, để trong vòng 5 phút.
  • Lắc nhẹ bình sữa: Sau khi hâm nóng, lắc nhẹ bình sữa để sữa ấm đều hơn, không nên lắc mạnh để tránh làm mất đi các dưỡng chất quý báu trong sữa.
Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ đúng cách mà phụ huynh nên biết 2
Mẹ có thể hâm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng

Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ sau khi rã đông

Sữa mẹ được bảo quản trong tủ đá có thể giữ được từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, khi sữa ở dạng rắn, cần rã đông đúng cách trước khi hâm nóng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho quá trình này:

  • Chuyển sữa từ tủ đá xuống ngăn mát: Trước tiên, cha mẹ cần chuyển sữa từ tủ đá xuống ngăn mát của tủ lạnh để rã đông. Thời gian rã đông từ 8 đến 12 tiếng, đủ để sữa chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng.
  • Rã đông nhanh: Trong trường hợp cần rã đông gấp, cha mẹ có thể đặt túi sữa dưới vòi nước chảy. Nước không nên quá nóng, tốt nhất là dùng nước lạnh hoặc ấm nhẹ để quá trình rã đông diễn ra từ từ.
  • Lắc nhẹ túi sữa: Sau khi sữa đã rã đông hoàn toàn và chuyển sang dạng lỏng, lắc nhẹ các túi sữa để các lớp sữa được hòa quyện đều. Tránh lắc mạnh để không làm mất chất dinh dưỡng trong sữa.
  • Chuẩn bị nước ấm: Cha mẹ có thể chuẩn bị nước ấm ở khoảng 40 độ C để hâm sữa. Đặt túi sữa hoặc bình sữa vào nước ấm hoặc sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng như được trình bày bên trên.
  • Kiểm tra nhiệt độ: Sau khi hâm nóng, kiểm tra nhiệt độ sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay để đảm bảo sữa không quá nóng trước khi cho bé bú.
Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ đúng cách mà phụ huynh nên biết 3
Sữa cần được kiểm tra nhiệt độ phù hợp trước khi cho bé bú

Lưu ý khi làm ấm sữa mẹ

Ngoài băn khoăn về việc sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không, nhiều cha mẹ cũng thắc mắc về lưu ý khi hâm nóng sữa. Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng khi làm ấm sữa mẹ, bao gồm:

  • Kiểm tra chất lượng sữa trước khi hâm: Trước khi hâm sữa, hãy kiểm tra màu sắc, mùi vị và thử nếm sữa. Nếu sữa có mùi hôi hoặc vị lạ, hãy bỏ đi ngay để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
  • Chỉ hâm sữa một lần: Sữa mẹ chỉ nên được hâm nóng một lần. Việc hâm đi hâm lại nhiều lần dễ làm biến chất sữa, đồng thời làm mất đi hương vị tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
  • Sử dụng sữa trong vòng một giờ sau khi hâm: Sau khi hâm nóng, hãy cho bé sử dụng sữa trong vòng một giờ. Nếu sữa còn thừa sau cữ bú, hãy bỏ đi, không nên giữ lại để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C: Đảm bảo hâm sữa ở nhiệt độ khoảng 40 độ C. Hâm ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm mất đi dưỡng chất quan trọng trong sữa.
  • Chọn bình sữa an toàn: Sử dụng bình sữa silicon hoặc túi trữ sữa không chứa các chất độc hại như BPA, BPS để đảm bảo an toàn cho bé.
Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ đúng cách mà phụ huynh nên biết 4
Hâm sữa đúng cách giúp bé có bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi giải đáp thắc mắc của quý độc giả về câu hỏi “Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không?”. Việc hâm nóng sữa mẹ đúng cách không chỉ giữ nguyên giá trị dinh dưỡng mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Tuân thủ các bước thực hiện cùng lưu ý trên sẽ giúp cha mẹ cung cấp cho bé nguồn sữa mẹ tốt nhất, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Xem thêm: Hỏi đáp: Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin