Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Suy giáp sau phẫu thuật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa người bệnh nên biết

Ngày 17/07/2023
Kích thước chữ

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được chỉ định giúp bệnh nhân điều trị bệnh lý giáp trạng. Tuy nhiên, người bệnh có thể tăng nguy cơ mắc phải suy giáp sau phẫu thuật gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng suy giáp nhé!

Suy giáp là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ hormon thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3) do tuyến giáp sản xuất. Bệnh suy giáp gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa, phát triển của cơ thể. Có nhiều cách phòng ngừa tình trạng suy giáp sau phẫu thuật, bao gồm tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng viên uống bổ sung tăng cường chức năng tuyến giáp kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

Tổng quan về bệnh suy giáp

Suy giáp là một bệnh lý tuyến giáp mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormon giáp (thyroid hormone) để duy trì chức năng cơ bản của cơ thể. Hormon giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tốc độ tim mạch, nhiệt độ cơ thể cũng như hệ thống thần kinh.

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3), cơ thể bị ảnh hưởng gây ra nhiều triệu chứng bệnh. Các nguyên nhân chính của suy giáp bao gồm:

  • Suy giáp nguyên phát có biểu hiện bướu giáp;
  • Suy giáp nguyên phát không phát triển bướu giáp;
  • Suy giáp thứ phát, có thể do phẫu thuật cắt đi toàn bộ hay một thùy của tuyến giáp.

Để chẩn đoán suy giáp, bác sĩ thường kiểm tra triệu chứng cùng yếu tố gia đình, tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ hormon giáp và TSH. Nếu được xác định mắc suy giáp, điều trị thường bao gồm sử dụng hormon giáp tổng hợp (thyroid hormone replacement therapy) để bù đắp thiếu hụt hormon giáp trong cơ thể.

Suy giáp sau phẫu thuật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa người bệnh nên biết 1
Suy giáp là tình trạng khi cơ thể không được cung cấp đủ T3, T4

Vì sao bệnh nhân có thể bị suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp?

Phẫu thuật tuyến giáp là một quá trình can thiệp y tế thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, bướu cổ lớn... Mặc dù phẫu thuật tuyến giáp có thể mang lại lợi ích đáng kể cho bệnh nhân, nhưng nó cũng có thể dẫn đến suy giáp.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp (thyroidectomy) để làm giảm lượng hormon sản xuất. Khi tuyến giáp bị loại bỏ, không còn cơ quan nào để sản xuất hormon giáp, dẫn đến suy giáp.

Trong một số trường hợp khác, chỉ một phần tuyến giáp được loại bỏ (Thyroid lobectomy hoặc isthmectomy). Dù chỉ mất đi một phần tuyến giáp nhưng nếu phần còn lại không thể sản xuất đủ hormon giáp, bệnh nhân cũng có thể gặp suy giáp.

Việc bệnh nhân bị suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp yêu cầu quản lý và điều trị bổ sung hormon giáp. Điều này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng hormon giáp tổng hợp đảm bảo cung cấp, duy trì hoạt động cơ bản của cơ thể.

Suy giáp sau phẫu thuật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa người bệnh nên biết 2
Bệnh nhân có thể bị suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp

Ảnh hưởng sức khỏe do suy giáp sau phẫu thuật

Theo thống kê, người bệnh có nguy cơ bị suy giáp sau phẫu thuật lên tới 64%, thời gian ảnh hưởng kéo dài trong khoảng 4 tháng. Tình trạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bởi vậy, người bệnh hậu phẫu cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong 4 tháng đầu để phát hiện dấu hiệu nghi ngờ suy giáp.

Khi người bệnh mắc suy giáp có thể biểu hiện các triệu chứng sau, bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược: Suy giáp làm giảm năng lượng, gây mệt mỏi. Người bị suy giáp có thể cảm thấy thiếu năng lượng thường xuyên ngay cả sau khi ngủ đủ giấc hay ăn đủ bữa.
  • Tăng cân dễ dàng: Mặc dù ăn ít hơn, người bị suy giáp thường có xu hướng tăng cân từ 2 đến 5 kg. Đồng thời, khó khăn trong việc giảm cân mặc dù đã áp dụng chế độ ăn kiêng, vận động.
  • Da khô, tóc rụng: Suy giáp có thể làm cho da khô, tóc mỏng và rụng nhiều hơn bình thường.
  • Rối loạn tâm lý: Người bị suy giáp có thể trở nên khó chịu, căng thẳng, lo lắng, gặp khó khăn trong việc tập trung hay suy giảm trí nhớ.

Suy giáp có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, công việc, mối quan hệ và tinh thần. Đồng thời, tình trạng này cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe liên quan khác, như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp hoặc tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ, đồng thời sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy tình trạng suy giáp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của bệnh nhân nhưng nếu bệnh được quản lý hiệu quả sẽ giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

Suy giáp sau phẫu thuật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa người bệnh nên biết 3
Tăng cân là triệu chứng đặc trưng của suy giáp

Biện pháp phòng ngừa tình trạng suy giáp sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật tuyến giáp, việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tình trạng suy giáp là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, cũng như bảo vệ chức năng tuyến giáp. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tình trạng suy giáp sau phẫu thuật, bao gồm:

  • Theo dõi định kỳ và kiểm tra hormon giáp: Sau phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân nên thực hiện kiểm tra hormon giáp định kỳ. Việc theo dõi các chỉ số hormon giáp như TSH (hormon kích thích tuyến giáp), T3, T4 giúp xác định chức năng tuyến giáp ổn định.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối: Thực đơn cân đối, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là iod giúp phòng ngừa suy giáp. Bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu iod như hải sản, rau quả, muối chứa iod hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung iod theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện kiểm soát căng thẳng: Stress, áp lực tâm lý có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, góp phần vào tình trạng suy giáp. Việc thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, tập thể dục thể thao kết hợp kiểm soát stress sẽ giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Tuân thủ hướng dẫn, hẹn tái khám định kỳ: Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tham gia tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe cùng chức năng tuyến giáp. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề, từ đó điều chỉnh điều trị nếu cần thiết. Đồng thời, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bổ sung viên uống hỗ trợ chữa trị như sản phẩm Dưỡng Giáp Xanh Kingphar. Viên uống có tác dụng tăng cường chức năng tuyến giáp, giảm biểu hiện suy giáp, giúp người bệnh bớt mệt mỏi, giảm kích thước bướu cổ cũng như ngăn hiện tượng tóc gãy rụng, da bong tróc.
Suy giáp sau phẫu thuật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa người bệnh nên biết 4
Viên uống Dưỡng Giáp Xanh Kingphar hỗ trợ điều trị suy tuyến giáp

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về tình trạng suy giáp sau phẫu thuật bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh. Đừng quên theo dõi và tiếp tục đón xem những bài viết với nhiều chủ đề đa dạng khác nhau của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin