Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy tim độ 4 là tình trạng suy tim giai đoạn cuối, đây là tình trạng nghiêm trọng nhất với người bệnh đã có những triệu chứng đã biểu hiện rõ ràng. Ở giai đoạn cuối này, tim đã chịu tổn thương trong thời gian dài và không thể bơm máu để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan của cơ thể.
Hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân độ suy tim từ nặng đến nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì suy tim thường được phân độ theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (NYHA). Việc phân độ suy tim sẽ dựa vào mức độ hoạt động thể lực cũng như triệu chứng khó thở của bệnh nhân. Trong đó suy tim độ 4 là giai đoạn nặng nhất. Bất kỳ hoạt động hay vận động dù rất nhẹ, kể cả khi đang nghỉ ngơi thì người bệnh vẫn thấy mệt mỏi, khó thở. Suy tim độ 4 là một giai đoạn bệnh lý rủi ro cao, được xem là một thách thức lớn đối với cả bệnh nhân và người chăm sóc y tế.
Hệ thống phân độ suy tim sử dụng phổ biến hiện nay là hệ thống phân độ suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA). Suy tim có 4 cấp độ, dựa theo các triệu chứng và sự hạn chế trong các hoạt động thể chất ở người bệnh:
Với suy tim độ 4 là giai đoạn cuối cùng, lúc này chức năng của cơ tim đã suy giảm nặng nề và nghiêm trọng. Tại giai đoạn cuối này, người bệnh không những gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thể chất hằng ngày mà ngay khi nghỉ ngơi các triệu chứng của tình trạng suy tim vẫn tiếp diễn. Điều này bao gồm triệu chứng như khó thở, mệt mỏi và có thể tức ngực ngay cả khi nghỉ ngơi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim độ 4 là do sự diễn tiến bệnh từ suy tim độ 1 và chuyển nặng dần. Suy tim là hậu quả của các bệnh lý nền như bệnh lý bệnh mạch vành, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim,...
Vào giai đoạn suy tim độ 4, khả năng vận động thể lực của người bệnh gần như mất đi và các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn, cụ thể:
Tình trạng suy tim độ 4 gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người bệnh. Vì liên tục cảm thấy mệt mỏi nên các hoạt động xã hội hay công việc hằng ngày đều không thể tham gia, làm tăng nguy cơ rủi ro xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như tử vong. Người bệnh cần sự chăm sóc y tế liên tục, theo dõi việc quản lý và uống thuốc chặt chẽ.
Do đã vào giai đoạn cuối nên tình trạng suy tim rất khó để có thể điều trị hoàn toàn, chỉ có thể điều trị cải thiện triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng của bệnh sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể.
Các bác sĩ chuyên gia có thể dùng một hoặc là kết hợp nhiều loại thuốc sau đây:
Trong trường hợp tình trạng trở nặng và việc sử dụng thuốc không thể đáp ứng được, thực hiện can thiệp phẫu thuật là cần thiết để giảm thiểu rủi ro, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh:
Với bệnh nhân suy tim độ 4, tiên lượng sống phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng hiện tại cũng như cách cơ thể đáp ứng với phác đồ điều trị. Tỷ lệ tử vong ở giai đoạn này có thể lên đến 75%, chất lượng cuộc sống giảm sút và tuổi thọ trung bình còn khoảng từ 6 đến 12 tháng.
Bệnh nhân suy tim được cấy ghép tim, tỷ lệ sống sót cao hơn so với những bệnh nhân sử dụng cấy ghép các thiết bị hỗ trợ khác. Người được cấy ghép tim, tỷ lệ sống sót lên đến hơn 90% trong vòng 1 năm và có thể sống trung bình 12 - 13 năm sau ghép tim.
Suy tim độ 4 là giai đoạn nghiêm trọng và nguy hiểm của bệnh lý suy tim, gây ra các triệu chứng nặng nề ngay cả khi nghỉ ngơi. Điều trị suy tim ở giai đoạn này thường bao gồm ghép tim, sử dụng thiết bị hỗ trợ tâm thất, các phương pháp phẫu thuật khác và truyền thuốc tăng co bóp đường tĩnh mạch. Cần có các phác đồ điều trị phù hợp, sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân và hạn chế các triệu chứng không mong muốn đi kèm.
Để phòng ngừa suy tim độ 4, người bệnh tim mạch cần thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn. Đặc biệt, người bệnh cần thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện bệnh tiến triển và can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Suy tim có mấy cấp độ? Cách nhận biết và theo dõi kịp thời
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.