Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tại sao chúng ta bị mộng du và cách điều trị như thế nào?

Ngày 29/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mộng du thường xảy ra vào ban đêm - tức là khi chúng ta ngủ giấc đêm thay vì ngủ trưa. Mộng du thường không nguy hiểm, nhưng có thể làm bản thân người bị mộng du gặp nguy hiểm khi không ý thức được hành động của mình trong khi mộng du.

Chúng ta thường không ý thức được bản thân trong khi ngủ, đặc biệt là đối với giấc đêm. Đôi khi chúng ta tỉnh giấc giữa đêm và có những hành động kỳ lạ mà bản thân không ý thức được. Hiện tượng này gọi là mộng du. Mộng du không gây biến chứng nhưng có thể khiến chúng ta bị thương bởi những hành động chúng ta làm khi mất ý thức, chẳng hạn đi lạc ngoài đường, dùng dao,… Bài viết này sẽ giải thích cho các bạn hiểu mộng du là gì và cách thức giúp chúng ta điều trị mộng du.

Mộng du là gì?

Mộng du là một hành vi mà một người thức dậy trong đêm và đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động khác. Người đó thường không nhớ là đã thức dậy hoặc đã làm việc gì.

Mộng du có xu hướng xảy ra trong thời gian đầu của giấc ngủ đêm, thường là trong vòng một hoặc hai giờ sau khi chìm vào giấc ngủ.

Mộng du là một hành vi mà một người thức dậy trong đêm và đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động khác 1 Mộng du là một hành vi mà một người thức dậy trong đêm và đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động khác

Nguyên nhân gây ra mộng du

Không phải ai cũng mộng du, và thường mộng du không có nguyên nhân rõ ràng. Các nhà khoa học cho biết các nguyên nhân gây mộng du có thể bao gồm các nguyên nhân dưới đây:

  • Di truyền;
  • Thiếu ngủ hoặc mệt mỏi cực độ;
  • Giấc ngủ bị gián đoạn hoặc giấc ngủ không hiệu quả, do việc rối loạn giấc ngủ gây ra, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ (tạm ngưng thở một thời gian ngắn trong khi ngủ);
  • Bệnh hoặc sốt;
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ngủ;
  • Căng thẳng, lo lắng;
  • Nhịn tiểu trước khi đi ngủ;
  • Tiếng ồn;
  • Những thay đổi về môi trường ngủ hoặc bối cảnh ngủ khác nhau (ví dụ: khách sạn);
  • Chứng đau nửa đầu;
  • Chấn thương đầu;
Căng thẳng, lo âu cũng góp phần gây ra mộng du 2 Căng thẳng, lo âu cũng góp phần gây ra mộng du

Các biểu hiện của mộng du

Mộng du không phải chỉ đơn giản là ra khỏi giường và đi lại như chúng ta vẫn nghĩ. Mộng du còn có các biểu hiện khác như:

  • Ngồi dậy trên giường và lặp lại các động tác, chẳng hạn như dụi mắt hoặc kéo mạnh bộ đồ ngủ;
  • Trông có vẻ lờ đờ (mắt của người mộng du vẫn mở nhưng trông họ không giống là đang tỉnh táo hoàn toàn);
  • Hành vi vụng về hoặc kỳ quặc;
  • Không trả lời khi người khác nói chuyện hoặc trả lời một cách vô nghĩa (gần như là nói nhảm);
  • Khó đánh thức;
  • Nói chuyện trong khi ngủ;
  • Đi tiểu tùy tiện (ví dụ: tiểu ở tủ quần áo);

Cách điều trị mộng du

Đối với những người bị mộng du thường xuyên, các bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị gọi là đánh thức theo lịch trình.

Phương pháp điều trị này hoạt động như sau: ghi lại khoảng thời gian từ khi ngủ đến khi bắt đầu mộng du trong vài đêm liên tục. Sau đó, trong các đêm tiếp theo, đánh thức người bị mộng du 15 phút trước thời gian dự kiến ​​xảy ra mộng du. Bạn không cần phải đánh thức hoàn toàn người bị mộng du, chỉ cần đánh thức sao cho người đó cựa quậy trong chốc lát. Điều này tạm thời làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và có thể ngừng mộng du.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các cách sau để hạn chế mộng du:

  • Thư giãn khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc nhẹ;
  • Thiết lập lịch trình ngủ trưa, ngủ đêm cố định và tuân theo lịch trình đó. Điều này giúp người bị mộng du tránh được tình trạng thiếu ngủ mà gây ra mộng du;
  • Cắt giảm lượng chất lỏng bạn tiêu thụ vào buổi tối và đảm bảo rằng bạn đi vệ sinh trước khi đi ngủ;
  • Tránh dùng caffein gần giờ đi ngủ (các sản phẩm chứa caffein bao gồm cà phê, trà, cola, một số loại kem không chứa cola, nước tăng lực và sôcôla);
  • Đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, thoải mái, mát mẻ và tối (hạn chế bật đèn ngủ).
Thư giãn khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc cũng giúp ngăn chặn hiện tượng mộng du 3 Thư giãn khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc cũng giúp ngăn chặn hiện tượng mộng du

Trên đây là những kiến thức về mộng du và cách điều trị mộng du. Mộng du thường sẽ tự kết thúc ở một thời điểm nhất định. Dẫu vậy, khi có người thân bị mộng du, chúng ta cần cẩn thân quan sát để bảo vệ họ khỏi những hành động gây tổn thương vô ý, và hỗ trợ họ điều trị, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Cleveland Clinic

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm