Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu?

Ngày 22/07/2023
Kích thước chữ

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong. Bệnh lý này cũng sẽ gây phá hủy tiểu cầu làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Vậy tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Sốt xuất huyết là là một loại bệnh lý miễn dịch có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có giảm tiểu cầu. Các kháng thể chống lại tiểu cầu sẽ làm cho tiểu cầu bị phá hủy ở lách, điều này sẽ khiến số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm đáng kể và cơ thể sẽ dễ bị chảy máu chỉ với một tác động nhẹ. Vậy tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu? Trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp thỏa đáng nhé!

Tìm hiểu về tiểu cầu và bệnh sốt xuất huyết

Tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ được sản xuất trong tủy xương, có đường kính chỉ bằng 20% so với hồng cầu. Trong quá trình đông máu, tiểu cầu sẽ tạo ra các cục máu đông, miễn dịch và co mạch để giúp máu không bị chảy ra ngoài với những vết thương nhỏ. Bình thường, chỉ số tiểu cầu trong máu dao động từ 150.000 - 400.000 μl, tương đương 150 - 400 tỷ tế bào tiểu cầu/lít máu.

Sốt xuất huyết do virus thuộc họ Filoviridae và Dengue gây ra, lây truyền từ muỗi vằn. Virus khi xâm nhập cơ thể sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất tiểu cầu, gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Để biết tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu thì đầu tiên thì cần phải nắm được các giai đoạn tiến triển bệnh. 

Tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu? 3
Sốt xuất huyết do virus thuộc họ Filoviridae và Dengue gây ra

Bệnh sốt xuất huyết tiến triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt: Với triệu chứng sốt cao đột ngột và kéo dài, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, xung huyết ở da, đau nhức cả 2 hốc mắt, chảy máu chân răng và chảy máu cam...
  • Giai đoạn nguy hiểm: Sốt xuất huyết ngày thứ mấy là nguy hiểm nhất? Giai đoạn nguy hiểm diễn ra từ ngày 3 - ngày 7 của bệnh, cơn sốt có thể giảm nhưng dễ bị thoát huyết tương, phù gan, phù nề mi mắt, tràn dịch màng phổi, huyết áp hạ, tiểu ít, da lạnh ẩm... tăng cao. Giai đoạn này dễ dẫn đến xuất huyết dưới da, nội tạng, viêm gan, viêm cơ tim...
  • Giai đoạn hồi phục: Kéo dài khoảng 48 - 72 giờ, khi người bệnh đã hết sốt, có cảm giác thèm ăn, tiểu nhiều và huyết động ổn định. Tuy nhiên, nếu truyền dịch quá mức có thể gây suy tim và phù phổi.

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có giảm tiểu cầu. Đây là một bệnh miễn dịch, khiến kháng thể tấn công tiểu cầu trong gan, dẫn đến giảm số lượng tiểu cầu trong máu và gây ra tình trạng dễ chảy máu trong cơ thể.

Vì sao sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu?

Giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết có thể xảy ra do hai nguyên nhân chính: sự giảm sản xuất tiểu cầu từ tủy xương hoặc do sự phá hủy tiểu cầu tăng lên ở ngoại vi và quá trình loại bỏ chúng khỏi máu ngoại vi. Chỉ số trung bình thể tích tiểu cầu (MPV) cao là dấu hiệu cho thấy tiểu cầu bị phá hủy nhiều hơn ở bệnh nhân.

Khi muỗi mang mầm bệnh cắn người và truyền bệnh, virus sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn và gắn vào tiểu cầu để nhân số lượng tiểu cầu tăng lên một cách nhanh chóng. 

Nguyên nhân của giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết bao gồm:

  • Khu vực sản xuất tiểu cầu trong tủy xương bị ức chế, dẫn đến làm giảm số lượng tiểu cầu.
  • Cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể chống lại bệnh, gây phá hủy một lượng lớn tiểu cầu và làm tăng kết dính giữa tiểu cầu với tế bào nội mạch.
  • Tiểu cầu bị hủy hoại bởi tế bào thực bào cũng là nguyên nhân tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu.

Dấu hiệu nhận biết giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết

Thông thường, số lượng tiểu cầu giảm đáng kể vào ngày thứ 4 của bệnh sốt xuất huyết. Những triệu chứng khi sốt xuất huyết gây ra giảm tiểu cầu bao gồm:

  • Chảy máu da nghiêm trọng với các đốm máu trên da (petechiae) và các vùng máu lớn dưới da (ecchymoses);
  • Đại tiện ra phân có màu đen, tiểu ra máu;
  • Huyết tương bị rò rỉ qua thành mạch khiến cơ thể bị mất nước;
  • Suy hô hấp;
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng;
  • Suy gan, tim và/hoặc các cơ quan khác;
  • Thay đổi trạng thái tinh thần với ý thức suy yếu.
Tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu? 2
Người có lượng tiểu cầu thấp và hồng cầu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ suy nội tạng

Các dấu hiệu cảnh báo này có thể phát triển (đặc biệt là thờ ơ và nôn mửa liên tục), đặc biệt là những người có số lượng tiểu cầu thấp và hematocrit cao (số lượng hồng cầu tăng cao) sẽ làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng suy nội tạng hoặc thậm chí tử vong.

Giảm tiểu cầu sốt xuất huyết nguy hiểm ra sao?

Ngoài vấn đề tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu thì mức độ nguy hiểm của giảm tiểu cầu cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết có nhiều mức độ khác nhau như:

  • Mức độ nhẹ: tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/μl máu.
  • Mức độ nguy hiểm: tiểu cầu giảm dưới 50.000 tế bào/μl máu.
  • Mức độ nghiêm trọng: tiểu cầu giảm còn 10.000 - 20.000 tế bào/μl máu.

Khi tiểu cầu giảm sốt xuất huyết xuống quá mức cho phép, người bệnh gặp 2 vấn đề nguy hiểm là giảm hoàn toàn khả năng đông máu và khả năng chống lại nhiễm trùng.

Người bị sốt xuất huyết thường có cơn sốt kéo dài, cùng với các triệu chứng sốt xuất huyết như nhức mỏi toàn thân, đau đầu và nôn mửa. Trong trường hợp nặng hơn, giảm tiểu cầu sốt xuất huyết có thể gây thoát huyết tương và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Giảm tiểu cầu là tình trạng nguy hiểm dẫn đến huyết áp rất thấp, gây sốc và có thể dẫn đến tử vong.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sốt xuất huyết

Các loại thực phẩm giàu Omega-3, sắt, vitamin và các khoáng chất sẽ giúp chống lại các kháng thể và tăng số lượng tiểu cầu. Vậy người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Người bệnh có thể bổ sung những chất này thông qua các loại trái cây như đu đủ, kiwi, cam, quả mọng và các thực phẩm sau đây:

  • Vitamin B12: Giúp giữ cho các tế bào máu khỏe mạnh. Việc cơ thể thiếu B12, có thể dẫn đến tiểu cầu thấp trong sốt xuất huyết. Một số thực phẩm chứa vitamin B12 có thể giúp tăng tiểu cầu như gan bò, sò, trứng và các sản phẩm từ sữa.
  • Sắt: Bổ sung các thực phẩm giàu sắt cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe và tăng số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Một số nguồn sắt tốt bao gồm hạt bí ngô, đậu lăng và thịt bò...
  • Vitamin C: Giúp tăng cường hoạt động của tiểu cầu và hấp thụ sắt, góp phần làm tăng số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Một số sản phẩm giàu vitamin C như xoài, trái dứa, bông cải xanh, ớt chuông xanh hoặc đỏ, cà chua và súp lơ.
Tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu? 1
Bổ sung đa dạng thực phẩm vào chế độ ăn để duy trì mức tiểu cầu ổn định

Việc bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày có thể hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật và duy trì mức tiểu cầu ổn định trong trường hợp sốt xuất huyết.

Nhìn chung, giảm tiểu cầu sốt xuất huyết là tình trạng nguy hiểm, cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng nặng có thể xảy ra. Hy vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu cũng như nhận biết sớm các triệu chứng để có biện pháp xử lý kịp thời nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin