Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện về thể chất và tâm sinh lý của bé. Có một giấc ngủ ngon giúp bé có sức khỏe tốt, tăng khả năng tập trung trong mọi hoạt động, tăng cường trí nhớ và ổn định tâm lý. Nếu trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét thì có vấn đề gì với trẻ không? Hôm nay hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Không phải đứa trẻ nào cũng duy trì được giấc ngủ sâu suốt đêm. Mỗi độ tuổi trẻ đều có những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe riêng cho phụ huynh biết. Với trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét thì liệu đó có phải là dấu hiệu hay triệu chứng gì ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ không? Câu hỏi này khiến nhiều ông bố bà mẹ trăn trở hằng đêm. Vậy do đâu mà trẻ gặp những vấn đề này, và cách khắc phục như thế nào?
Trẻ được ngủ đủ giấc, giấc ngủ ngon và sâu không chỉ giúp trẻ có tinh thần thoải mái, nạp năng lượng giúp bé vui vẻ sảng khoái hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ đối với sự phát triển của trẻ
Biết được những lợi ích này sẽ giúp bố mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bên cạnh đó. Bố mẹ cũng cần tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ và phương hướng điều trị.
Trẻ hay quấy khóc và ngủ không ngon giấc là vấn đề không hiếm gặp. Với trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét thì tình trạng này có thể xảy đến vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân vô hại và dễ khắc phục, tuy nhiên cũng có những dấu hiệu nguy hiểm và đáng lưu ý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Trên đây là một vài những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Rối loạn hoảng sợ ở trẻ còn được gọi là rối loạn lo âu phân liệt. Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi bị rối loạn tâm lý hoảng sợ sẽ có biểu hiện như đột ngột khóc thét, la hét, giật mình, gặp ác mộng và đổ mồ hôi, nhịp tim, nhịp thở tăng nhanh. Vì vậy khả năng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét do rối loạn hoảng sợ trong tâm lý là hoàn toàn có khả năng. Tình trạng này có thể diễn ra một hoặc nhiều lần trong đêm khiến trẻ mất ngủ, gặp ác mộng,... nếu kéo dài sẽ làm trẻ luôn ở trong trạng thái bất an, nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài.
Các yếu tố có liên quan đến tâm lý rối loạn hoảng sợ ở trẻ bao gồm:
Trẻ nhỏ trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi còn lạ lẫm với nhiều điều điều xảy ra xung quanh. Những hình ảnh, âm thanh vượt ngoài sức tưởng tượng của trẻ có thể khiến trẻ bị ám ảnh, giật mình và hoảng sợ dẫn đến tình trạng gặp ác mộng trong lúc ngủ, la hét và hoảng loạn.
Để ngăn ngừa tình trạng rối loạn hoảng sợ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ở trẻ gia đình cần cho trẻ điều trị tâm lý kết hợp dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh lối sống về thể chất và tinh thần cho con.
Việc bé không khỏe chính là nguyên nhân rất phổ biến khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm. Nhưng nguyên nhân này thường không được phụ huynh chú ý nhiều. Khi trẻ bị các vấn đề về sức khỏe như:
Những bệnh lý này khiến trẻ cảm thấy khó chịu nếu không được phát hiện và xử lý dứt điểm. Phụ huynh nên để ý theo dõi các tình trạng này của con trẻ và đưa bé đến gặp bác sĩ để khám chữa bệnh kịp thời. Sau đó điều chỉnh để con có giấc ngủ ngon trở lại.
Khi ngủ trong tình trạng đói bụng, trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét cũng là biểu hiện có thể xảy ra. Chính vì vậy mẹ nên cho trẻ ăn no trước khi ngủ. Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần lưu ý đến trang phục, bỉm tã của trẻ có sạch sẽ khô thoáng hay không. Giường ngủ của trẻ cần được đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát chăn gối vệ sinh thường xuyên. Môi trường ngủ yên tĩnh và nhiệt độ phòng ngủ không quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng phòng ngủ dịu nhẹ dễ chịu.
Ngoài việc tìm hiểu và điều chỉnh những vấn đề khiến trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét. Ba mẹ cũng nên tìm hiểu về các phương pháp giúp trẻ có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét cũng như các nguyên nhân và cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Các bậc cha mẹ hãy luôn yêu thương và đồng hành để con trẻ được phát triển và lớn lên hạnh phúc và khỏe mạnh.
Xem thêm: