Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ? Cách xử lý và phòng tránh?

Ngày 30/09/2024
Kích thước chữ

Nhiều người đang dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm cảm thấy buồn ngủ sau khi dùng. Chắc hẳn bạn thắc mắc rằng tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ như vậy? Nếu rơi vào trường hợp này, cách xử lý như thế nào cho đúng và cần lưu ý gì khi uống các loại thuốc cảm cúm?

Các loại thuốc được dùng điều trị cảm cúm, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, ho thường khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ. Điều này có thể gây bất tiện, thậm chí nguy hiểm cho người dùng, nhất là những người làm công việc vận hành máy móc, làm việc trên cao, lái xe,... vì có thể xảy ra tai nạn. Vậy tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ như vậy? 

Thuốc cảm gồm những thành phần nào?

Người bệnh thường dùng thuốc cảm để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh chủ yếu là sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ho, nhức đầu, sốt,... Việc lựa chọn thuốc cảm nào chủ yếu dựa vào từng triệu chứng của bệnh nhân. 

Trước khi tìm hiểu tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ, bạn nên nắm rõ về thành phần của loại thuốc này. Các loại thuốc cảm đang được dùng phổ biến là các chế phẩm đơn chất hoặc tổng hợp, có tác dụng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Thuốc có các thành phần phổ biến bao gồm:

  • Giảm đau, hạ sốt: Loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến nhất trong các chế phẩm trị cảm lạnh là Paracetamol. Thuốc an toàn với người dùng khi sử dụng ở liều bình thường, nhưng có thể gây tổn thương gan khi dùng liều quá cao.
  • Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi được dùng trong điều trị cảm lạnh thông thường phổ biến nhất là Pseudoephedrine. Thuốc giúp co các mạch máu, làm giảm nghẹt mũi ở bệnh nhân bị cảm lạnh.
  • Thuốc giảm ho: Thuốc Dextromethorphan có thể ức chế ho và tạo ra tác dụng chống ho nhưng ở liều điều trị không gây ức chế hô hấp, không gây dung nạp hoặc gây nghiện khi điều trị lâu dài. Vì vậy, đây là thuốc chống ho được dùng nhiều nhất trong các chế phẩm trị cảm lạnh tổng hợp.
  • Chống dị ứng: Trong thuốc cảm tổng hợp, hầu hết các thành phần chống dị ứng là thuốc kháng Histamine như Chlorphenamine và có tác dụng kháng Cholinergic ở mức độ nhất định. Công dụng của thuốc là giúp giảm tiết dịch và giảm các triệu chứng ho. Vì vậy trong các chế phẩm trị cảm lạnh tổng hợp, đây là thành phần chống dị ứng được ưu tiên. 
  • Chất khác: Nhiều chế phẩm chứa Caffeine là chất kích thích trung tâm, có thể kích thích vỏ não và giảm nhức đầu. 
Tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ? Cách xử lý và phòng tránh? 1
Các loại thuốc cảm là các chế phẩm đơn chất hoặc tổng hợp, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh

Tại sao uống thuốc cảm cúm lại buồn ngủ?

Trong thành phần của các loại thuốc cảm có hoạt chất giảm đau, hạ sốt và thường được kết hợp thêm hoạt chất chống dị ứng thuộc nhóm kháng Histamin là Clorpheniramin. Hoạt chất này cũng được sử dụng dưới dạng đơn chất để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm, ngoài ra còn điều trị những triệu chứng dị ứng khác như nổi mề đay, dị ứng thực phẩm, phản ứng huyết thanh, côn trùng đốt, ngứa do bệnh sởi hoặc thủy đậu,... 

Viên Clorpheniramin có nhiều loại hàm lượng cho các đối tượng khác nhau với tác dụng an thần khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu. Khi điều trị bằng Clorpheniramin người bệnh có thể bị khô miệng, chóng mặt. Dùng thuốc Clopheniramin maleat 4mg để điều trị bệnh dị ứng có thể khiến bệnh nhân bị đi ngoài. Trong trường hợp này, người bệnh nên dừng thuốc, đi tái khám để được kê loại thuốc kháng Histamin khác.

Clorpheniramin với nhiều tên biệt dược khác nhau có trong rất nhiều loại thuốc trị cảm cúm. Tác dụng gây buồn ngủ do uống thuốc cảm có thể gây ra những sự cố đáng tiếc trong sinh hoạt và lao động.

Hiện tại, trên thị trường có các dạng thuốc cảm không gây buồn ngủ vì không chứa thành phần của một số thuốc chống dị ứng, kháng Histamin. Người dùng cần xem kỹ thành phần trong thuốc cảm để chọn loại thuốc an toàn, phù hợp với mình. 

Tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ? Cách xử lý và phòng tránh? 2
Tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ là thắc mắc của nhiều người đang điều trị cảm cúm

Bạn nên làm gì để hạn chế tình trạng này?

Sau khi đã biết tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ, bạn có thể áp dụng một vài cách sau để hạn chế tình trạng buồn ngủ:

  • Điều chỉnh liều hay thay đổi thuốc: Thông thường, tình trạng buồn ngủ do thuốc cảm sẽ giảm dần khi cơ thể bắt đầu điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu thuốc khiến bạn buồn ngủ quá mức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc công việc hàng này, nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc khác.
  • Nên ngủ ít nhất 7 - 8 tiếng mỗi đêm.
  • Hạn chế dùng các loại thuốc không kê đơn có tác dụng phụ là gây buồn ngủ.
  • Hạn chế dùng các chất khác có thể khiến bạn mệt mỏi (như rượu).

Điều cần tránh khi sử dụng các loại thuốc này

Khi sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất Clorpheniramin, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Cũng như các kháng Histamin khác, Clorpheniramin có thể gây hại trong một số trường hợp như mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đang lên cơn hen cấp hay có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
  • Dùng thuốc sổ mũi theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc để không gặp tác dụng phụ gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến công việc, học tập,...
  • Cần thông tin cho bác sĩ biết về nghề nghiệp của người bệnh trước khi bác sĩ kê đơn: Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ nếu người bệnh làm những nghề đòi hỏi sự tỉnh táo và tập trung cao vì buồn ngủ trong khi sinh hoạt hoặc làm những công việc này sẽ rất nguy hiểm.
  • Trước khi dùng thuốc, luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc: Người bệnh cần đọc kỹ tất cả thành phần trên nhãn thuốc, kể cả những cảnh báo khi dùng thuốc, đặc biệt chú ý tác dụng phụ gây buồn ngủ.
  • Thông báo với bác sĩ về tất cả loại thuốc bạn đang sử dụng: Trong một số trường hợp, sự tương tác giữa các thuốc có thể làm nghiêm trọng hơn tác dụng phụ gây buồn ngủ khi uống thuốc sổ mũi.
Tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ? Cách xử lý và phòng tránh? 3
Sự tương tác giữa các thuốc có thể làm trầm trọng thêm tác dụng phụ gây buồn ngủ 

Những câu hỏi thường gặp

Mệt mỏi do thuốc có phải là tình trạng tạm thời không?

Sử dụng kháng sinh gây mệt mỏi là triệu chứng tạm thời và sẽ giảm đi sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Tuy nhiên, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị nếu bạn cảm thấy mệt mỏi quá mức và không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn khác. Để giảm tác dụng phụ lên cơ thể, bác sĩ có thể xem xét điều chỉnh loại và liều lượng kháng sinh.

Tại sao không sử dụng nhiều loại thuốc cảm cùng một lúc?

Một số người bệnh uống nhiều loại thuốc cùng lúc trong thời gian ngắn, như uống thuốc cảm tổng hợp kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt,... Cách uống thuốc này không làm giảm triệu chứng của bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng do người bệnh dùng thuốc quá liều.

Ví dụ, trong thuốc cảm có hoạt chất chính là Paracetamol được chuyển hóa ở gan, trong khi nhiều loại thuốc khác cũng chứa Paracetamol. Khi dùng thuốc cảm tổng hợp cùng với các loại thuốc này, có thể dẫn đến tình trạng quá liều, làm cho gan không thể đào thải thuốc ra khỏi cơ thể, từ đó gây tổn thương gan, làm suy gan, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ? Cách xử lý và phòng tránh? 4
Cách tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc cảm

Vì vậy, không nên dùng các chế phẩm đơn lẻ có chứa cùng một thành phần với các chế phẩm cảm lạnh tổng hợp. Trước khi dùng thuốc, cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Để sử dụng thuốc an toàn và đúng liều, bạn cần chú ý làm theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.

Tóm lại, sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ. Để tránh tác dụng phụ này, tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin