Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tăng huyết áp tâm trương và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngày 28/04/2023
Kích thước chữ

Đa số bệnh nhân tăng huyết áp thường quan tâm đến chỉ số huyết áp. Tuy nhiên lại ít người quan tâm đến từng chỉ số huyết áp cụ thể. Tăng huyết áp tâm trương là bệnh chỉ tăng một trong hai chỉ số của huyết áp và có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Tăng huyết áp tâm trương đa số xảy ra ở lứa tuổi trung niên hơn ở người cao tuổi. Nhưng đến hiện nay vẫn có nhiều người chưa biết về căn bệnh này và xem nhẹ những ảnh hưởng, biến chứng từ bệnh lý này gây ra đối với sức khỏe.

Tìm hiểu chung về tăng huyết áp tâm trương

Trước khi giải đáp tăng huyết áp tâm trương là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về huyết áp cũng như chỉ số huyết áp.

Huyết áp được chia thành hai phần, đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu phản ánh áp lực tác động lên thành động mạch khi máu lưu thông, được thể hiện qua số đầu tiên trong chỉ số đo huyết áp. Bên cạnh đó, huyết áp tâm trương là áp lực máu được tạo ra khi cơ tim thả lỏng và được thể hiện qua số dưới cùng trong chỉ số huyết áp.

Huyết áp được viết dưới dạng tỷ số. Chỉ số thứ nhất (chỉ số ở trên) là huyết áp ở kỳ tâm thu, chỉ số thứ hai (chỉ số ở dưới) là huyết áp ở kỳ tâm trương. Chỉ số huyết áp chuẩn của người lớn là dưới 120/80 mmHg.

Tăng huyết áp tâm trương và những ảnh hưởng đến sức khỏe 1
Chỉ số huyết áp chuẩn của người lớn là dưới 120/80 mmHg

Tăng huyết áp tâm trương là gì?

Giá trị bình thường của huyết áp tâm trương thường trong khoảng từ 60 đến 84 mmHg. Mức giá trị huyết áp tâm trương bắt đầu cần chú ý là từ 85 - 89 mmHg. Nếu được đo tại phòng khám và được nhân viên có kỹ thuật đo, sau 2-3 lần đo thì ở khoảng giá trị này cần đặc biệt chú ý vì bạn đã có tiền sử huyết áp cao.

Người có huyết áp ở mức tiền tăng huyết áp, có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn trong tương lai so với người có huyết áp bình thường. Do đó, những bệnh nhân này cần tích cực tầm soát tăng huyết áp cũng như tích cực điều chỉnh các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa bệnh.

Triệu chứng của tăng huyết áp tâm trương

Như bệnh tăng huyết áp, tăng huyết áp tâm trương cũng là một căn bệnh thầm lặng vì không có triệu chứng cao huyết áp rõ ràng. Một số triệu chứng tăng huyết áp tâm trương có thể kể đến là: Chóng mặt, ù tai, đau đầu, đánh trống ngực, khó ngủ, nhìn mờ, suy giảm trí nhớ, đỏ mặt,... 

Tuy không phải các triệu chứng đặc trưng cho tăng huyết áp tâm trương nhưng với những dấu hiệu trên đủ để bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh.

Tăng huyết áp tâm trương và những ảnh hưởng tiêu cực - 2
Mất ngủ cũng là dấu hiệu tăng huyết áp tâm trương cần được lưu ý

Nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm trương

Tình trạng tăng huyết áp tâm trương có thể được xuất phát bởi một số nguyên nhân sau:

  • Tuổi và giới tính: Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tăng huyết áp tâm trương là do tuổi tác, chi phối đến 90% người bị huyết áp cao. Nam trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ đang có xu hướng tăng cao và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
  • Di truyền gia đình: Nếu gia đình có bố mẹ hoặc anh chị tăng huyết áp, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Hầu hết, các bệnh nhân huyết áp cao đều có chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Béo phì: 1/3 bệnh nhân tăng huyết áp có tình trạng thừa cân béo phì. Người thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp tâm trương cao gấp đôi so với những người có trọng lượng bình thường.
  • Lối sống không lành mạnh: Người hút thuốc, sử dụng nhiều rượu bia có nguy cơ tăng huyết áp tâm trương. Chế độ ăn nhiều muối và thiếu kali có thể làm tăng huyết áp tâm trương. Ngoài ra, người ít vận động cũng có thể bị tăng huyết áp. 
  • Người mắc các bệnh lý: Người bị bệnh thận, tiểu đường và các vấn đề nội tiết cũng liên quan đến tăng huyết áp và làm khó kiểm soát tăng huyết áp hơn. 
  • Thuốc men: Các loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid tiêm tĩnh mạch, thuốc ngừa thai, huốc giảm đau có chứa pseudoephedrine có thể gây ra sự gia tăng huyết áp tạm thời hoặc khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Tăng huyết áp tâm trương và những ảnh hưởng đến sức khỏe 3
Người hút thuốc nhiều có nguy cơ bị tăng huyết áp tâm trương

Tăng huyết áp tâm trương ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Có nhiều người thường chú trọng đến chỉ số huyết áp tâm thu hơn chỉ số huyết áp tâm trương. Nhưng cần lưu ý, tăng huyết áp tâm trương cũng là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Một nghiên cứu gần dây đã cho thấy hơn một triệu người, tăng huyết áp tâm trương có nguy cơ dẫn đến biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chỉ là tử vong. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được mối liên hệ giữa tăng huyết áp tâm trương có liên quan tới việc suy giảm nhận thức của bệnh nhân.

Mặt khác, khi giá trị huyết áp tâm trương tăng cũng dẫn đến việc huyết áp tâm thu tăng theo. Bệnh tăng huyết áp là tiền đề cho bệnh tiểu đường, đột quỵ hoặc suy tim. 

Những biến chứng trên đã chứng minh tầm quan trọng của bệnh lý tăng huyết áp tâm trương. Và khẳng định đây là tình trạng cần được quan tâm và tiến hành điều trị. 

Biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp tâm trương

Huyết áp tâm trương cao được phát hiện sớm có thể cải thiện tình trạng và cuộc sống của bệnh nhân bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc hỗ trợ. Bạn nên thực hiện những thói quen mỗi ngày để phòng bệnh cao huyết áp có hiệu quả:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, nâng cao thể lực.
  • Kiểm soát cân nặng, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung nhiều rau và trái cây.
  • Tiến hành khám sức khỏe định kỳ đều đặn.
Tăng huyết áp tâm trương và những ảnh hưởng tiêu cực - 3
Khám sức khỏe đều đặn để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân

Tăng huyết áp tâm trương có thể phòng ngừa và giảm tính nghiêm trọng của bệnh lý bằng cách thay đổi lối sống tích cực. Bạn nên thăm khám sức khỏe đều đặn để kiểm soát được cân nặng và huyết áp của bản thân, để giữ một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật.

Xem thêm: Nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp nguyên phát

Kim Huệ

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin