Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón ở người cao tuổi không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng gây nhiều phiền muộn và ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người cao tuổi. Hơn nữa, nếu không điều trị táo bón kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Bệnh trĩ, nứt, rò hậu môn,…
Táo bón là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, người già trên 60 tuổi là nhóm đối tượng chủ yếu mắc bệnh lý này. Theo một nghiên cứu có tới 1/3 người già ở độ tuổi này than phiền về tình trạng táo bón đang ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và một nửa trong số họ cần phải tới cơ sở y tế để điều trị căn bệnh thông thường này.
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi, với một tỷ lệ lên đến 50% trong số những người trên 60 tuổi, theo các thống kê.
Táo bón ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Quá trình lão hóa bắt đầu xuất hiện từ năm 30 tuổi và sẽ diễn ra liên tục. Theo thời gian, các cơ quan đều suy giảm chức năng và cường độ hoạt động. Điều này cũng xảy ra với hệ tiêu hóa của người cao tuổi, khiến cho nhu động ruột giảm đi, thức ăn và phân di chuyển bên trong ruột diễn ra chậm, khi đến hậu môn do quá trình hấp thu nước ở đại tràng mà phân thường khô cứng và khó đào thải ra ngoài. Từ đó, gây ra tình trạng táo bón và khiến nó phổ biến hơn ở người cao tuổi.
Những người cao tuổi thường ít vận động hơn bởi các chức năng trong cơ thể bị suy giảm. Đặc biệt đây là độ tuổi rất hay gặp các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, đau nhức xương khớp, chân tay yếu,… cản trở quá trình hoạt động.
Việc ít vận động sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm nhu động ruột và mất đi cảm giác buồn đi đại tiện. Vì vậy giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể và dẫn đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi.
Thiếu ngủ là một tình trạng rất hay gặp ở người lớn tuổi, từ đó dẫn đến căng thẳng thần kinh, lo lắng (stress) kéo dài. Khi căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, theo cơ chế hoạt động của cơ thể, khi đó hệ thần kinh sẽ được ưu tiên hơn và làm chậm hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, căng thẳng lâu ngày làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó gây ra tình trạng táo bón.
Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến cho người già bị táo bón. Nhiều người lớn tuổi có thói quen ít ăn rau xanh, hoa quả tươi hoặc kiêng khem đồ ăn một cách quá mức do đang điều trị bệnh nào đó. Hay ăn quá ít khiến cho chất cặn bã ít và tạo ra không đủ lượng phân để tạo ra được sự phản xạ co bóp đại tràng dẫn đến táo bón.
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, sữa, đường, đồ ăn cay, nóng,... cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón.
Tuổi già là tuổi của các bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,... do đó việc dùng nhiều thuốc là điều không thể tránh khỏi. Điều này có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như làm giảm nhu động ruột và chậm khả năng tiêu hóa.
Nếu không điều trị táo bón kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng đối với người cao tuổi:
Có đến 85% trường hợp táo bón đi khám bác sĩ được chỉ định thuốc táo bón. Vì vậy, sử dụng thuốc táo bón đúng cách là rất quan trọng.
Thuốc táo bón hút nước làm mềm phân (nhuận tràng thẩm thấu) như Lactulose: Người bệnh cần uống nhiều nước sau khi sử dụng thuốc, không chỉ để thuốc có hiệu quả mà còn giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Thuốc táo bón kích thích hay bơm thụt: Không sử dụng thuốc táo bón cơ chế kích thích hàng ngày hoặc thường xuyên. Loại thuốc này có thể làm suy yếu khả năng đại tiện tự nhiên của cơ thể và gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc, gây trầy xước, có khi gây tổn thương đại/trực tràng, thủng trực tràng, tăng nguy cơ nhiễm trùng khi dùng bơm thụt.
Táo bón là một tình trạng rất phổ biến và hay gặp ở người già bởi đây là độ tuổi nhạy cảm cũng như các hoạt động chức năng trong cơ thể suy giảm. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp người đọc hiểu rõ hơn vì sao người già lại hay gặp táo bón, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả và kịp thời, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm về sau.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.