Thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được dưa lê không?
Ngày 29/04/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tiểu đường hiện là căn bệnh nguy hiểm và đang ngày càng phổ biến ở nước ta. Người bị bệnh này cần kiêng ăn rất nhiều thứ để tránh khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Vậy người tiểu đường có ăn được dưa lê không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường là căn bệnh bị coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì khi mắc bệnh sẽ không có triệu chứng hay bất cứ dấu hiệu nào cụ thể. Người bệnh cần chú ý rất nhiều trong ăn uống hàng ngày đặc biệt là việc lựa chọn đồ ăn uống hằng ngày như hoa quả, thực phẩm. Vậy người tiểu đường có ăn được dưa lê không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Người tiểu đường có ăn được dưa lê không?
Người tiểu đường có ăn được dưa lê không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi dưa lê là loại quả ngon, ngọt với hương vị thơm mát hấp dẫn.
Trong quả lê còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g dưa lê có chứa:
Lượng calo: 35,9;
Nước: 90%;
Carbohydrate: 9,09g;
Đường: 8,12g;
Chất xơ: 0,8g;
Chất béo: 0,14g;
Chất đạm: 0,54g.
Giống như hầu hết các loại dưa, dưa lê là một nguồn cung cấp hàm lượng vitamin C cao và được khuyến khích sử dụng hằng ngày. Dưa lê cũng là một nguồn cung cấp vitamin B và khoáng chất kali dồi dào. Ngoài ra, dưa lê có hàm lượng calo thấp so với các loại trái cây giàu hàm lượng kali khác như chuối.
Vậy người tiểu đường có ăn được dưa lê không? Câu trả lời là có. Trong quả dưa lê có nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất do vậy khi ăn lê thường xuyên có lợi cho việc giảm cân đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Ngoài ra, nếu ăn dưa lê sẽ giúp cải thiện độ nhạy với insulin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác dụng phụ của tiểu đường tuýp 2 đồng thời tránh các vấn đề về mắt, da và thận.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ và liều lượng sử dụng quả lê mỗi ngày, mỗi tuần tùy thuộc vào tình hình của bệnh.
Các loại quả tốt cho người tiểu đường
Dưới đây là một số loại quả tốt cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua như:
Các loại quả mọng
Các loại quả mọng có lợi ích sức khỏe với người bị tiểu đường như dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen,... Chúng có khả năng cung cấp chất xơ, kali, mangan, magie đồng thời giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giúp hạ huyết áp và giảm mỡ máu hiệu quả.
Các loại quả giàu chất béo
Các loại quả giàu chất béo như bơ, oliu có chứa chất béo tốt, chất xơ, cùng các loại dinh dưỡng như vitamin A, E và sắt, kẽm, canxi. Riêng oliu, bạn có rất nhiều cách dùng như dùng như các món khai vị, salad rau hoặc phết lên kèm bánh mì,...
Các loại quả có múi: Bưởi, cam, quýt
Các loại quả này chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, chất dinh dưỡng và vitamin. Trong đó, đối với bưởi thì không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng nên ăn. Những người đang dùng thuốc statin tốt nhất không nên ăn bưởi cùng lúc vì có thể dễ dàng xuất hiện tác dụng phụ gây độc hại cho gan và thận.
Những lưu ý cho người bị tiểu đường khi ăn trái cây
Ăn trái cây giúp bệnh nhân tiểu đường bổ sung các chất xơ, nước, chất khoáng,... Tuy nhiên khi sử dụng trái cây là một thực phẩm thường xuyên trong các bữa ăn, bệnh nhân tiểu đường cũng phải tuân thủ một số lưu ý đặc biệt quan trọng sau:
Không ăn một loại trái cây quá nhiều
Mỗi loại trái cây sẽ có những giá trị dinh dưỡng khác nhau do vậy bệnh nhân tiểu đường không nên chỉ ăn một loại mà nên kết hợp đan xen nhiều loại trái cây khác nhau.
Khi ăn trái cây cũng nên chia thành nhiều bữa khác nhau. Việc làm này giúp phòng ngừa tốt việc làm tăng đường huyết đột ngột và các biến chứng của bệnh tiểu đường khác.
Không nên ăn trái cây như bữa chính
Trái cây rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường chỉ bổ sung loại thực phẩm này. Nhiều bệnh nhân bị tiểu đường còn ăn trái cây thay thế cơm và các món ăn khác, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Với bệnh nhân bị tiểu đường, ăn trái cây xa bữa ăn chính và không được dùng trái cây làm bữa chính là một lưu ý quan trọng. Thay vào đó bạn nên kết hợp các loại thực phẩm một cách hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đồng thời không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp
Trái cây có thể chế biến thành nhiều loại như tươi, nước ép, đóng hộp, làm đồ khô,… Tất nhiên mỗi cách chế biến sẽ có giá trị dinh dưỡng khác khác nhau. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên các loại trái cây tươi vì có chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể.
Trái cây đã đóng hộp và chế biến thành đồ khô thường bị mất đi nhiều dinh dưỡng cần thiết, thậm chí còn làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
Trên đây là những chia sẻ về việc người tiểu đường có ăn được dưa lê không. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của loại trái cây này với người bị tiểu đường.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.