Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được mắm tôm không?

Ngày 21/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Người tiểu đường cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cần kiêng cữ rất nhiều loại thực phẩm. Vậy với mắm tôm thì sao? Người tiểu đường có ăn được mắm tôm không là thắc mắc nhiều người đặt ra. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Bệnh tiểu đường rất phổ biến hiện nay và ngày càng trẻ hoá. Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Có rất nhiều món ăn buộc người bệnh phải kiêng cữ. Với mắm tôm thì sao? Người tiểu đường có ăn được mắm tôm không? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi trên.

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường

Với những ai bị bệnh tiểu đường thì hãy duy trì thói quen ăn uống để kiểm soát được chỉ số đường huyết đề phòng nguy cơ xuất hiện thêm biến chứng trong cơ thể. Vậy nguyên tắc ăn uống của người bệnh là gì?

  • Ăn vừa đủ: Đảm bảo cơ thể được nạp đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Ăn không quá no và cũng không để quá đói để ổn định đường huyết.
  • Ăn đủ 3 bữa 1 ngày: Không phải những ai ăn quá nhiều đường và chất béo mới có khả năng cao bị tiểu đường. Thực tế nếu bạn hay nhịn ăn đặc biệt là nhịn ăn sáng thì cũng dễ mắc tiểu đường. Tốt nhất hãy ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, có thể thêm một số bữa phụ lành mạnh như quả mọng để cơ thể không bị đói, tránh hạ đường huyết.
  • Kiêng cữ hợp lý: Nên kiêng cữ thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế ăn các món ăn quá giàu dầu mỡ, đường hay tinh bột xấu.
Thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được mắm tôm không? 1
Dinh dưỡng cho người tiểu đường phải được chú trọng

Trước khi thắc mắc người tiểu đường có ăn được mắm tôm không hoặc những thực phẩm nào là “tối kỵ” với người bệnh thì ta cần quan tâm đến các nhóm thực phẩm tốt nên được người bệnh bổ sung:

  • Nhóm tinh bột tốt: Bánh mì đen, ngũ cốc thô và các loại hạt rất tốt cho người tiểu đường. Với những thực phẩm như cơm trắng, xôi có thể ăn ít hoặc thay thế bằng khoai lang, gạo lứt để không làm tăng đường huyết.
  • Nhóm giàu chất xơ, rau củ: Thực tế cho thấy những người ăn càng thanh đạm càng ít nguy cơ bị tiểu đường. Vậy nên hãy tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất với bản thân. Mướp đắng, tảo biển, rau muống, rau ngót và bí xanh là loại rau rất tốt với người tiểu đường.
  • Nhóm thực phẩm giàu đạm và dầu mỡ: Người tiểu đường nên ăn vừa đủ đậu nành, trứng, thịt nạc, ức gà, cá để bổ sung đạm cho cơ thể. Với chất béo, hãy ưu tiên sử dụng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành trong chế biến các món ăn.

Người tiểu đường có ăn được mắm tôm không?

Mắm tôm là món ăn khoái khẩu được nhiều gia đình Việt yêu thích. Mắm tôm có hương vị đặc trưng làm kích thích bữa ăn ngon miệng. Trước khi trả lời câu hỏi liệu đây có phải là món ăn dùng được cho người tiểu đường hay không thì ta nên tìm hiểu vấn đề mắm tôm có phải là món ăn tốt?

  • Năng lượng ít: Xét về giá trị dinh dưỡng thì hầu hết các loại mắm từ mắm tôm, mắm cá, mắm rau đều ít vitamin và năng lượng. Ngoài ra chúng còn chứa rất nhiều muối gây hại thận, tim mạch.
  • Dễ gây béo phì: Dù ít năng lượng nhưng sao chúng lại dễ gây béo? Bởi khi dùng chung mắm tôm với thịt, bún, các món ăn kèm giàu đạm khác sẽ tạo nên hương vị rất ngon và kích thích ta ăn nhiều hơn. Vậy nên nguy cơ ăn nhiều bún hay thịt dẫn đến béo phì là hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Dễ bị cao huyết áp: Do mắm tôm có lượng muối cao nên nếu ăn thường xuyên sẽ dễ bị phù thũng, suy thận, cao huyết áp. Đặc biệt nếu đã bị tăng huyết áp, ngay sau khi ăn mắm tôm thì nguy cơ bệnh trở nặng là rất cao.

Tóm lại, mắm tôm không phải là loại thực phẩm tốt cho cả người có sức khoẻ bình thường và cả những người bị tiểu đường. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho căn bệnh của mình và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có ăn mắm tôm hay không nhé.

Thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được mắm tôm không? 2
Người tiểu đường có ăn được mắm tôm không là thắc mắc nhiều người đặt ra

Những điều cần biết trước khi ăn mắm tôm

Sau khi giải đáp thắc mắc người tiểu đường có ăn được mắm tôm không thì ta nên quan tâm đến cách ăn chúng. Bởi trong cuộc sống thường nhật, những món ăn có mắm tôm rất được ưa chuộng, đặc biệt là người dân miền Bắc.

Món bún đậu mắm tôm là một trong những món ăn nổi tiếng với mắm tôm. Đối với những tín đồ của món này, thật khó để có thể khẳng định bản thân sẽ không bao giờ ăn mắm tôm để bảo vệ sức khỏe. Vậy nên cách để ăn mắm tôm khoa học nhất và không ảnh hưởng đến sức khỏe đó là:

  • Ăn ít nhất có thể: Dù đây là loại mắm rất ngon nhưng hãy hạn chế, ăn ít nhất có thể. Bởi quá trình pha chế mắm tôm khi mua bán trên thị trường rất khó lường. Nguy cơ bạn ăn phải mắm bị nhiễm khuẩn rất cao từ đó rất dễ bị tiêu chảy.
  • Nên chưng trước khi dùng: Nếu có điều kiện ăn mắm tôm tại nhà mà không phải bên ngoài hàng quán thì nên chưng chúng trước khi ăn.
  • Không sử dụng lại mắm tôm: Có nhiều lúc bữa ăn của bạn sẽ không dùng hết mắm tôm đã pha chế. Tuy nhiên lúc này hãy bỏ đi và tuyệt đối không dùng lại hay bảo quản để ngày sau ăn bởi cách ăn này rất dễ gây ngộ độc.
Thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được mắm tôm không? 3
Món bún đậu mắm tôm được nhiều người Việt yêu thích

Trên đây là những chia sẻ về người tiểu đường có ăn được mắm tôm không. Hy vọng nhưng thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cũng như gia đình. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!

Xem thêm: Người bị tiểu đường có ăn được yến chưng không?

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin