Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thai sớm trong tử cung là hình ảnh túi thai chưa hình thành, chưa rõ cấu trúc, chưa có tim thai, cũng chưa xác định rõ tuổi thai.
Rất nhiều chị em đi khám và được chẩn đoán thai sớm trong tử cung nhưng lại không hiểu rõ về điều này. Vậy thai sớm trong tử cung là gì? Có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì khi có thai sớm trong lòng tử cung? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Thông thường, các chị em thường phát hiện bản thân mang thai thông qua các dấu hiệu như nôn ói, trễ kinh,… Lúc này có thể thai kỳ đã bước vào tuần thứ 4 - 6. Sau khi trứng được thụ thai, phôi thai sẽ bắt đầu quá trình phân chia và di chuyển về buồng tử cung. Khoảng thời gian này sẽ kéo dài 3 - 4 ngày, và thêm 2 ngày để tìm được một vị trí cố định trong tử cung để “làm tổ”. Khi đã có vị trí dưới lớp niêm mạc tử cung, phôi thai tiếp tục phân chia tạo thành nhiều tế bào khác nhau và hình thành 1 phôi nang có nhiều tế bào. Lúc này, thai kỳ rơi vào tuần thứ 3 - 4.
Khi siêu âm phát hiện hình ảnh của phôi nang này, bác sĩ sẽ chẩn đoán thai sớm trong tử cung, nghĩa là dấu hiệu sớm phát hiện mang thai.
Thai sớm trong tử cung là hình ảnh túi thai chưa hình thành, chưa rõ cấu trúc, chưa có tim thai, cũng chưa xác định rõ tuổi thai. Thông thường là dưới 4 tuần. Việc phát hiện có thai sớm hiện nay chuẩn xác hơn nhờ kỹ thuật siêu âm qua đầu dò âm đạo. Còn trước đây sử dụng kỹ thuật siêu âm đường bụng nên rất khó nhìn ra.
Khi được chẩn đoán thai sớm trong tử cung, mẹ có thể làm thêm xét nghiệm tăng beta HCG trong máu để biết chính xác mình có mang thai hay không. Tuy nhiên, giai đoạn này chưa thể phát hiện được có phải là mang thai giả hay thai ngoài tử cung. Mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và theo dõi kỹ các dấu hiệu trên cơ thể.
Việc theo dõi và nhận biết thai sớm trong tử cung bắt đầu sau khi quá trình thụ tinh diễn ra. Sau 6 - 8 ngày sau khi trứng được thụ tinh, phôi sẽ theo ống dẫn trứng để bắt đầu thụ thai. Thời gian làm tổ kéo dài 7 - 10 ngày và kết thúc vào khoảng ngày 13 - 14 sau khi thụ tinh. Khi đã thụ thai thành công, đa số cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu thay đổi nhất định. Nhưng với nhiều người điều này không rõ ràng và bản thân mẹ cũng không để ý.
Dưới đây là những dấu hiệu mang thai sớm trong lòng tử cung:
Khi có dấu hiệu thai sớm trong tử cung, để chắc chắn thì mẹ có thể đi siêu âm tử cung và làm xét nghiệm beta HCG theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông qua siêu âm tử cung và phần phụ, bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh túi thai sớm trong lòng tử cung. Còn xét nghiệm beta HCG sẽ xác định việc mang thai và theo dõi, quản lý thai nghén hiệu quả hơn.
Thai sớm trong tử cung hiểu đơn giản là phát hiện mang thai sớm. Điều này không có gì nguy hiểm, ngược lại mang đến nhiều lợi ích. Bởi vì khi biết được mang thai thì mẹ sẽ biết chăm sóc bản thân và hạn chế các hoạt động mạnh, mỹ phẩm, đồ ăn/uống và các hành động gây nguy hiểm đến thai nhi.
Nếu mẹ được chẩn đoán thai sớm trong lòng tử cung hay sau khi thụ tinh có những biểu hiện của việc mang thai như trên, hãy chú ý những điều sau đây:
Sau khi phát hiện thai sớm trong tử cung, mẹ cần tái khám sau 5 - 7 ngày để theo dõi sự phát triển của cấu trúc thai nhi. Mẹ cũng cần theo dõi các dấu hiệu của cơ thể như chảy máu âm đạo bất thường để thăm khám kịp thời.
Nói chung, vì thai sớm trong tử cung chưa thể chẩn đoán rõ tuổi thai, xác định túi thai thật hay thai giả nên việc đi khám thai định kỳ là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ theo dõi, siêu âm và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định, khỏe mạnh.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết được thai sớm trong tử là gì và những lưu ý khi phát hiện được thai sớm trong tử cung, giúp cho em bé có thể phát triển tốt nhất.
Xem thêm: Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 có cần thiết không?