Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tuy rằng có nhiều dấu hiệu giống nhau, nhưng không quá khó khăn để chúng ta có thể phân biệt cúm A và cúm thường.
Khi thời tiết giao mùa là lúc cơ thể chúng ta dễ bị tấn công bởi các virus cúm, trong đó phổ biến nhất cúm A và cúm thường. Hai bệnh lý này có nhiều triệu chứng tương đồng với nhau, tuy nhiên cúm A lại có mức độ tiến triển nguy hiểm hơn cúm thường. Có cách nào phân biệt cúm A và cúm thường không? Triệu chứng cụ thể của từng bệnh là gì? Cùng tham khảo các nội dung hữu ích trong bài viết này.
Cúm thường và cúm A đều là những bệnh có nguyên nhân chính là do virus xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, chúng lại có sự khác biệt về mức độ nguy hiểm. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về cả hai loại cúm này:
Bệnh cúm thường còn được gọi là cảm cúm, hoặc cảm lạnh. Bạn có thể bị cảm cúm quanh năm, nhưng phần lớn sẽ gia tăng vào mùa thu hay mùa đông, do yếu tố sinh học và môi trường. Mầm bệnh cúm thường được gây ra bởi nhiều loại virus, với hơn 100 loại khác nhau đã được xác định. Chúng thường phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt và lạnh lẽo, đặc biệt là ở nhiệt độ thấp.
Loại virus phổ biến nhất gây ra cúm thường là Rhinovirus. Chúng tập trung phát triển ở vùng mũi, gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, và ho.
Cúm A còn được gọi là cúm mùa, thường xuất hiện vào mùa đông và xuân, khi có sự chuyển đổi giữa hai mùa. Đây cũng là lý do vì sao cúm A còn được gọi là cúm mùa. Bệnh cúm A là kết quả của sự nhiễm trùng do các chủng virus cúm A gây ra, bao gồm H1N1, H5N1, H7N9.
Cúm A lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua các hạt bụi, giọt nước bắn chứa virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc thông qua tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng. Do đó, cúm A có khả năng lan truyền nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là ở các nơi thường tập trung đông người như lễ hội mùa xuân, trường học, khu vui chơi.
Dựa vào dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh là một cách phân biệt cúm A và cúm thường mà bạn có thể tham khảo. Tuy rằng cả hai loại cúm này có nhiều điểm giống nhau về dấu hiệu, nhưng vẫn sẽ có một vài triệu chứng đặc thù riêng của từng bệnh.
Người bệnh sẽ bị chảy nước mũi thường xuyên, hắt hơi với tần suất nhiều, sổ mũi đi kèm với nghẹt mũi, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải, đặc biệt là ho kèm theo sốt nhẹ.
Các triệu chứng này ở bệnh cúm thường chỉ dừng lại ở thể nhẹ, và thường cơ thể người bệnh sẽ dần hồi phục sau vài ngày, chậm nhất là một tuần. Trong trường hợp uống đúng thuốc điều trị, bệnh sẽ khỏi nhanh mà không gây ra bất kỳ biến chứng nào ảnh hưởng cơ thể.
Thời gian khởi phát bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu giống như cúm thường. Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm theo các dấu hiệu sau:
Bệnh cúm mùa tuy rằng thường có tính chất lành tính, nhưng cũng sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho những người có tiền sử bệnh lý về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, bệnh nhân trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, và phụ nữ mang thai.
Để đảm bảo bệnh được chẩn đoán chính xác và đưa ra quyết định điều trị kịp thời, việc xem xét cẩn thận tất cả các triệu chứng bệnh, kết hợp với các thông tin lâm sàng hoặc cận lâm sàng là rất cần thiết. Chỉ khi đã được xác định rõ đó là cúm mùa thông thường hay cúm A, bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra các biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp.
Cúm A có tốc độ lây lan nhanh chóng, dễ gây ra dịch trong cộng đồng. Vì thế, mọi người nên chủ động phòng tránh căn bệnh này. Để phòng ngừa cúm a, bạn cần tuân thủ các biện pháp sau:
Thông qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn dễ dàng hơn khi phân biệt cúm A và cúm thường. Việc hiểu rõ về hai loại bệnh này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn ngừa sự lây lan bệnh cúm trong cộng đồng. Để tự bảo vệ bản thân tránh khỏi cả hai loại cúm trên, bạn chỉ cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa. Đây là cách hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm tối đa.
Xem thêm: Bệnh cúm A có nguy hiểm không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.