Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thông tin về phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến

Ngày 24/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến da chiếm khoảng từ 0,05% - 0,2% trên tổng dân số. Trong số những người mắc bệnh vảy nến, có khoảng 30 - 40% trường hợp sẽ bị viêm khớp vảy nến. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến như thế nào nhé!

Viêm khớp vảy nến là tình trạng thường xảy ra sau nhiều năm người bệnh bị bệnh vảy nến da. Một số ít trường hợp có thể xảy ra đồng thời hoặc thậm chí trước khi có dấu hiệu vảy nến da. Viêm khớp vảy nến có thể tác động đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường xảy ra ở các khớp lớn ở các chi dưới, khớp nối ngón tay và ngón chân, và các khớp trong cột sống. Nếu không được điều trị kịp thời, thì bệnh có thể gây ra tình trạng tàn phế cả đời. Vậy thì phác đồ điều trị bệnh như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến

Đây là căn bệnh tự miễn, chưa phát hiện rõ nguyên nhân. Tuy nguyên nhân chính của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố được cho rằng sẽ góp phần gây ra bệnh như gen di truyền, tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virus, và vi khuẩn.

Thông tin về phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến 1
Viêm khớp vảy nến là một loại bệnh phát triển trên những người mắc bệnh vảy nến da

Bệnh xuất hiện phổ biến ở độ tuổi từ 30 - 50, bao gồm cả nam và nữ. Một số triệu chứng viêm khớp vảy nền bao gồm sưng, đau nhức, cứng khớp, thường là ở khớp ngón tay. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc vài khớp, đối xứng hoặc không đối xứng. 

Ngoài ra, viêm khớp vảy nến còn đi kèm với tổn thương da và các biểu hiện khác như viêm kết mạc, viêm mống mắt, hở van động mạch chủ, loét miệng, loét niệu đạo,...

Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến có khả năng gây ra biến dạng và phá hủy các khớp mà không thể khôi phục, làm người bệnh tàn phế, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Mặc dù đây là một bệnh khó chữa, nhưng việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa, hoặc làm chậm quá trình biến chứng của bệnh.

Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến thông thường sẽ bao gồm việc điều trị khi xuất hiện triệu chứng, kết hợp với việc điều trị các tổn thương da và khớp. Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh cũng có tác dụng đối với các tổn thương da. Cụ thể:

Kết hợp điều trị

Kết hợp việc sử dụng thuốc và các biện pháp khác như vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để chỉnh sửa hoặc thay thế khớp bị tổn thương.

Thuốc kháng viêm không steroid

Được sử dụng trong các trường hợp viêm khớp nhẹ, bao gồm thuốc kháng viêm không steroid đơn độc hoặc phối hợp với chích corticosteroid tại khớp để điều trị viêm khớp vảy nến.

Thuốc đặc trị

Trong trường hợp viêm khớp vảy nến trung bình và nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các thuốc đặc trị như methotrexate và/hoặc các chế phẩm sinh học để điều trị cho người bệnh.

Corticosteroid điều trị tại chỗ

Thường được sử dụng khi có các khớp hoặc điểm bán gân bị sưng đau dù đã điều trị thuốc kháng viêm không steroid. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc sử dụng corticosteroid sẽ tác động tiêu cực lên bệnh nên cần theo dõi các tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra.

Thông tin về phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến 2
Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến gồm điều trị khi có triệu chứng, kết hợp điều trị tổn thương da và khớp

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần được điều trị tích cực và theo dõi chặt chẽ. Điều quan trọng là không tự ý điều chỉnh hoặc dừng sử dụng thuốc mà cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

Bác sĩ thường sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, bao gồm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, creatinine, SGOT, SGPT. Các xét nghiệm này được thực hiện theo lịch trình cụ thể để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị.

Một số điều nên lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

Bệnh viêm khớp vảy nến hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương cho các khớp xương. Quá trình điều trị đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số quy tắc quan trọng mà bệnh nhân cần lưu ý trong suốt quá trình điều trị:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Luôn tuân thủ liều lượng và lịch trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào trong thời gian sử dụng thuốc hoặc cảm thấy thuốc không giúp giảm đau, cứng khớp, hoặc triệu chứng viêm khớp vảy nến,... thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.
  • Chườm nóng và lạnh: Sử dụng túi chườm nóng và lạnh có thể giúp giảm đau nhức ở các khớp. Bạn có thể chườm vài lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 - 30 phút.
  • Bảo vệ khớp trong cuộc sống hàng ngày: Thay đổi cách thức làm việc và hoạt động để tránh tác động tiêu cực lên các khớp xương.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tránh tải trọng quá mức cho khớp. Thông quan việc ăn uống cân đối, tăng cường chất dinh dưỡng và giới hạn lượng calo trong khẩu phần hàng ngày. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và độ dẻo dai của các khớp xương.
  • Yoga và thiền: Tập yoga và thiền sẽ giúp giảm cảm giác đau đớn và mệt mỏi. Nó có thể nâng cao tâm trạng và tinh thần của bạn.
Thông tin về phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến 3
Luôn tuân thủ liều lượng và lịch trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Hiện tại chưa có giải pháp phòng ngừa và cách điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh này. Vì vậy, điều quan trọng nhất chính là người bệnh nên bình tĩnh và tuân thủ phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến được bác sĩ chỉ định. Điều này giúp kiểm soát triệu chứng và hạn chế tối đa tổn thương đối với các khớp xương, ngăn ngừa sự phát triển xấu hơn của bệnh.

Xem thêm: Bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến kiêng ăn gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm