Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Thụ cảm đau là gì? Có mấy loại thụ cảm đau?

Ngày 16/06/2024
Kích thước chữ

Cảm giác đau gây ra nhiều sự khó chịu dẫn đến bất lợi cho quá trình phục hồi của bệnh nhân. Vậy thụ cảm đau hoạt động như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết sau để hiểu thụ cảm đau là gì, yếu tố gây ảnh hưởng thụ cảm đau và phân loại về cơn đau.

Đau đóng vai trò khá tích cực vì nó sẽ cung cấp cảnh báo rằng đang có tổn thương mô, giúp cho bệnh nhân cũng như là cơ quan bị đau bất động đó có thể phục hồi nhanh hơn. Song nó cũng mang lại nhiều sự khó chịu cho cơ thể người bệnh.

Khái niệm về thụ cảm đau là gì?

Cơ quan thụ cảm hay còn gọi là các thụ thể cảm giác đau, là một nhóm gồm các tế bào thần kinh cảm giác với các đầu dây thần kinh chuyên biệt, chúng phân bố rộng rãi trong da, các mô sâu (gồm cả cơ và khớp) và hầu hết các cơ quan nội tạng. Chúng sẽ phản ứng với chấn thương mô hay các kích thích có khả năng gây tổn hại bằng cách gửi những tín hiệu thần kinh đến tủy sống và não để bắt đầu quá trình cảm nhận cơn đau. Cơ quan thụ cảm đau được trang bị nhiều cảm biến phân tử cụ thể, giúp phát hiện nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng và một số hóa chất có hại. Cơ quan thụ cảm đau cơ học cũng có thể phản ứng với các kích thích làm tổn thương mô, chẳng hạn như véo da hay căng cơ quá mức. 

Thụ cảm đau là gì? Có mấy loại thụ cảm đau? 2
Thụ cảm đau là một nhóm gồm các tế bào thần kinh cảm giác với các đầu dây thần kinh chuyên biệt

Những yếu tố ảnh hưởng đến thụ cảm đau

Cơn đau dữ dội sẽ rất nhanh thu hút sự chú ý của bạn và thường tạo ra phản ứng thể chất mạnh hơn những cơn đau nhẹ. Vị trí của cơn đau cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận nó. Như là, cơn đau khởi điểm từ đầu sẽ khó bỏ qua hơn cơn đau bắt nguồn từ những vị trí khác trên cơ thể.

Lý thuyết về cổng kiểm soát đau giúp giải thích cách bộ não ảnh hưởng đến cách bạn sẽ cảm thụ cơn đau. Một số yếu tố sau có thể gây ảnh hưởng đến cách cơ thể cảm giác đau:

  • Ký ức về nỗi đau trước đây;
  • Trạng thái cảm xúc và tâm lý (stress, vui vẻ,...);
  • Giáo dục;
  • Mong đợi và thái độ đối với cơn đau;
  • Niềm tin và giá trị;
  • Giới tính;
  • Tuổi tác;
  • Ảnh hưởng xã hội và văn hóa.
Thụ cảm đau là gì? Có mấy loại thụ cảm đau? 3
Stress là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách cơ thể cảm thụ cơn đau

Phân loại cảm giác đau

Đau bởi cảm thụ thần kinh (Nociceptive pain)

Đau bởi cảm thụ thần kinh là đau do bất kỳ chấn thương nào đối với các mô cơ thể, như vết cắt, vết bỏng hay gãy xương. Đau sau phẫu thuật và đau do ung thư là những dạng đau khác của đau cảm thụ thần kinh. Loại đau này có thể sẽ nhức nhối, nhói hoặc buốt. Cảm giác đau này có thể liên tục hoặc không liên tục và có thể nặng hơn khi cử động hoặc ho, tùy thuộc vào vị trí gốc của từng cơn đau.

Đau từ nguyên nhân thần kinh (Neuropathic pain)

Nguyên nhân là từ sự bất thường trong hệ thống truyền và giải thích cơn đau - vấn đề có khả năng là ở dây thần kinh, não hoặc tủy sống. Đau dây thần kinh có thể là do cảm giác ngứa ran, bỏng rát, đau chói hoặc giật điện. Những người bị đau thần kinh có thể cảm thấy đau bởi các kích thích mà bình thường không gây đau, chẳng hạn như là chạm nhẹ hoặc lạnh. Họ cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn bình thường với các kích thích thường gây đau đớn. Ví dụ, khi vị trí bị ảnh hưởng chạm vào ga giường người bệnh sẽ cảm thấy đau và có thể cảm thấy cực kỳ đau dù chỉ bị châm kim.

Đau thần kinh có thể do nhiều quá trình khác nhau dẫn đến:

  • Não hay tủy sống không làm giảm cơn đau thành công.
  • Tổn thương thực thể đối với dây thần kinh, dẫn đến tín hiệu bất thường.
  • Khi tủy sống liên tục bị tác động bởi những thông điệp đau đến từ các sợi C, nó sẽ khuếch đại tín hiệu đau mà nó đã gửi đến não. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội hơn. Đây là một thay đổi ngắn hạn, chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút, nhưng nó có thể tạo ra tiền đề cho những biến đổi lâu dài hơn về sau.
  • Sự tăng hiệu quả truyền tín hiệu tại những điểm nối (khớp thần kinh) giữa các nơron. Đây là một quá trình phức tạp có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.

Đau bởi căn nguyên tâm lý (Psychogenic pain)

Bất kỳ loại đau nào cũng đều có thể bị làm phức tạp hơn do yếu tố tâm lý. Các chuyên gia y tế cũng sẽ phân biệt giữa đau cấp tính và mãn tính.

Cơn đau cấp tính (Acute pain)

Đây là cơn đau ngắn hạn cảnh báo cơ thể đang bị tổn thương. Đây cũng là một triệu chứng của chấn thương hoặc bệnh tật ở cấp độ mô và có xu hướng tự khỏi.

Cơn đau mãn tính (Chronic pain)

Đau mãn tính (còn được gọi là cơn đau kéo dài) có thể do tổn thương mô liên tục, như viêm xương khớp. Nhưng trong một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân thực thể nào đã gây ra cơn đau hoặc cơn đau vẫn tái lại rất lâu sau khi vết thương đã lành. Trong nhiều trường hợp, cơn đau mãn tính chính bản thân nó đã là một bệnh lý chứ không phải là triệu chứng của một quá trình bệnh nào đó.

Thụ cảm đau là gì? Có mấy loại thụ cảm đau? 4
Viêm xương khớp cũng là một loại đau mãn tính

Đau mãn tính có thể tồn tại suốt nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau chấn thương ban đầu và có thể sẽ khó điều trị. Những người bị đau mãn tính sẽ có nguy cơ bị mất ngủ, lo lắng và trầm cảm, tất cả đều có thể làm cho vấn đề thêm trầm trọng hơn. Đau mãn tính là một trong những lĩnh vực đang được nghiên cứu chuyên sâu, với hy vọng sẽ giúp cho người bệnh hạn chế được những cơn đau này trong tương lai.

Bài viết trên đã chia sẻ về thụ cảm đau giúp bạn hiểu hơn những cơn đau xuất hiện trong cơ thể. Nhưng nhìn chung khi có bất kỳ cơn đau nào cũng đang báo hiệu cơ thể có vấn đề. Hãy tìm gặp bác sĩ có chuyên môn cao để được thăm khám và hiểu rõ tình hình sức khoẻ nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:giác quanđau