Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Thực đơn cho người bị đột quỵ hỗ trợ sức khỏe phục hồi nhanh

Ngày 05/12/2024
Kích thước chữ

Thực đơn cho người bị đột quỵ cần được thiết lập khoa học và tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ để giúp hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo thực đơn gợi ý dành cho người đột quỵ trong bài viết sau đây nhé!

Đối với người bị đột quỵ, ngoài phác đồ điều trị và vật lý trị liệu thì người bệnh cũng cần phải chú trọng đến chế độ ăn uống để sức khỏe được cải thiện nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến cách cách thiết lập thực đơn cho người bị đột quỵ để hỗ trợ sức khỏe phục hồi nhanh, cùng tham khảo ngay nhé!

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị và phục hồi

Sau khi bị đột quỵ, người bệnh thường sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống do yếu cơ, chán ăn hoặc khó nuốt. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp cung cấp đủ năng lượng cũng như các dưỡng chất cần thiết để cải thiện sức khỏe, tái tạo cơ bắp, hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại. Chế độ ăn cân đối, giàu kali và chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt không chỉ thúc đẩy quá trình phục hồi mà còn giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ.

Thực đơn cho người bị đột quỵ hỗ trợ sức khỏe phục hồi nhanh 1
Một chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ phục hồi nhanh

Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh như:

  • Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, dễ dẫn đến xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu.
  • Thiếu hụt chất xơ trong chế độ ăn: Có thể gây các vấn đề liên quan đến tim mạch và tăng nguy cơ mắc đột quỵ.
  • Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc natri: Dẫn đến tình trạng tăng huyết áp - một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong thực đơn cho người bị đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện chức năng não bộ, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau khi bị đột quỵ, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng sau để đạt hiệu quả hồi phục tốt nhất:

Cung cấp đủ năng lượng

Chế độ ăn cần đảm bảo bổ sung đủ năng lượng, bao gồm carbohydrate, protein, chất béo lành mạnh, cùng các loại vitamin và khoáng chất. Protein có tác dụng tái tạo và duy trì cơ bắp; carbohydrate cung cấp năng lượng chính cho cơ thể; chất béo tốt giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, trong khi vitamin và khoáng chất đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.

Thực đơn cho người bị đột quỵ hỗ trợ sức khỏe phục hồi nhanh 4
Chế độ ăn cần đảm bảo bổ sung đủ năng lượng để cơ thể tái tạo và phục hồi

Cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cần phải cân đối giữa các nhóm chất đạm, đường, béo và chất xơ để hỗ trợ người bệnh hồi phục tốt hơn.

Thực đơn cho người bị đột quỵ hỗ trợ sức khỏe phục hồi nhanh 2
Một chế độ dinh dưỡng khoa học đòi hỏi phải có sự cân đối giữa các nhóm chất

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Thay vì ăn nhiều vào bữa chính, người bị đột quỵ có thể chia bữa ăn thành 4 - 5 bữa nhỏ trong ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

Gợi ý thực đơn cho người bị đột quỵ

Dưới đây là các mẫu thực đơn cho người bị đột quỵ giúp bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết mà bạn có thể tham khảo như:

Mẫu thực đơn số 1

  • Sáng: 1 phần cháo yến mạch bí đỏ + 1 quả trứng gà luộc.
  • Phụ: 1 phần sinh tố chuối + 2 muỗng hạt óc chó.
  • Bữa trưa: 1.5 bát cơm gạo lứt + 1 phần thịt bò xào bông cải + 1 phần canh cải bó xôi.
  • Bữa tối: 1.5 bát cơm gạo lứt + 1 phần cá lóc kho tộ ăn cùng rau củ luộc.

Mẫu thực đơn số 2

  • Sáng: 2 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt + 1 quả trứng gà luộc + 1 phần salad rau củ.
  • Bữa phụ: 1 cốc sữa tách béo + 1 quả cam.
  • Bữa trưa: 1.5 bát cơm + 1 phần cá hồi áp chảo + 1 phần salad rau củ.
  • Bữa tối: 1.5 bát cơm + 1 phần gà luộc + 1 phần canh bí đỏ nấu tôm.

Mẫu thực đơn số 3

  • Bữa sáng: 1 phần cháo yến mạch bí đỏ + 1 quả trứng luộc.
  • Bữa phụ: 1 cốc sữa chua ít đường + 1 quả bơ.
  • Bữa trưa: 1.5 bát cơm + 1 phần cá ngừ sốt cà + 1 phần canh mồng tơi thịt băm.
  • Bữa tối: 1.5 bát cơm + 1 phần thịt bò xào súp lơ + 1 phần canh khoai mỡ.

Mẫu thực đơn số 4

  • Bữa sáng: 1 phần phở bò + 1 quả cam nhỏ.
  • Bữa phụ: 1/2 chén dâu tây + 1 ly sữa tươi ít béo.
  • Bữa trưa: 1.5 bát cơm + 1 phần thịt gà hấp + 1 phần rau củ luộc.
  • Bữa tối: 1.5 bát cơm + 1 phần cá hồi nướng + 1 phần canh bí xanh nấu tôm.

Mẫu thực đơn số 5

  • Bữa sáng: 1 phần miến gà.
  • Bữa phụ: 2 quả quýt vừa + 1 ly sữa tươi ít béo.
  • Bữa trưa: 1.5 bát cơm + 1 phần đậu phụ nhồi thịt sốt cà + 1 phần canh rau cải xanh.
  • Bữa tối: 1.5 bát cơm, 1 phần rau củ luộc + 1 phần tôm rim.

Mẫu thực đơn số 6

  • Bữa sáng: 1 phần phở xào.
  • Bữa phụ: 1 hộp sữa chua ít đường, 1 quả táo.
  • Bữa trưa: 1.5 bát cơm, 1 phần tôm rim + 1 phần rau cải thìa xào nấm.
  • Bữa tối: 1.5 bát cơm + 1 phần cá thu kho cà + 1 phần canh rau dền thịt nạc.

Mẫu thực đơn số 7

  • Bữa sáng: 1 phần cháo cá lóc.
  • Bữa phụ: 1 cốc sữa hạt + 150g bưởi.
  • Bữa trưa: 1.5 bát cơm + 1 phần tôm rim + 1 phần cà rốt và súp lơ luộc.
  • Bữa tối: 1.5 bát cơm + 1 phần đậu hũ kho + 1 phần canh rau cải xanh nấu cá rô phi.
Thực đơn cho người bị đột quỵ hỗ trợ sức khỏe phục hồi nhanh 3
Người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp

Lưu ý: Thực đơn trên đây chỉ mang tính chất gợi ý và tham khảo, có thể không phù hợp với một số đối tượng. Trước khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để thiết lập thực đơn dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Thực đơn cho người bị đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bị đột quỵ. Việc lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất, đồng thời áp dụng cách chia nhỏ bữa ăn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giảm nguy cơ biến chứng và tăng cường chức năng não bộ.

Xem thêm: 

Tai biến mạch máu não kiêng ăn gì để nhanh hồi phục? 

Dinh dưỡng giúp người bệnh phục hồi sau đột quỵ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin