Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Thuốc tê là gì? Khi nào được sử dụng thuốc tê?

Ngày 23/11/2023
Kích thước chữ

Thuốc tê là loại thuốc được sử dụng để giảm hoặc làm mất đi cảm giác đau khi bác sĩ thực hiện các thủ thuật hoặc phẫu thuật. Mỗi loại thuốc tê có nồng độ và tác động khác nhau. Như vậy, thuốc tê là gì? Cơ chế tác động của chúng là gì? Dưới đây là những thông tin chi tiết về vấn đề này.

Thuốc tê được sử dụng rộng rãi trong các cuộc phẫu thuật. Đây là một khái niệm quen thuộc, nhưng ít người thực sự hiểu rõ về loại thuốc này và cơ chế hoạt động của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuốc tê là gì và tác dụng quan trọng của chúng trong lĩnh vực y khoa.

Thuốc tê là gì và cơ chế tác dụng của nó?

Thuốc tê là một loại thuốc làm mất cảm giác ở một vùng nhất định khiến chúng ta không còn cảm giác gì ở những khu vực được gây tê. Thuốc tê chỉ tác động đến một khu vực nhất định mà không ảnh hưởng đến ý thức tổng thể của bệnh nhân, chỉ tạm thời ức chế cảm giác và vận động tại vị trí được gây tê. Dưới đây là cơ chế tác động của thuốc tê.

Thuốc tê là gì? Khi nào được sử dụng thuốc tê? 1
Nhiều người vẫn chưa nắm được thuốc tê là gì

Tác dụng tại chỗ

Thuốc gây tê có khả năng làm mất cảm giác ở một khu vực hay vùng cơ quan nhỏ trên cơ thể. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bệnh nhân vẫn duy trì trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, thường được áp dụng trong những ca phẫu thuật nhỏ.

Tác dụng vùng

Thủ thuật gây tê vùng giúp bệnh nhân tạm thời mất cảm giác ở một bộ phận cụ thể trên cơ thể như tay, chân, hàm, ngực, bụng. Người bệnh vẫn giữ trạng thái tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật. Trước đó, bác sĩ có thể tiến hành tiền mê nhẹ để giảm bớt cảm giác lo lắng. Một số ví dụ về gây mê trong trường hợp này bao gồm gây tê tủy sống cho phẫu thuật khớp gối hoặc khớp háng, gây tê ngoài màng cứng để mổ lấy thai hoặc giảm đau khi sinh con.

Tác dụng toàn thân

Thuốc tê ức chế hệ thần kinh trung ương và tác động đến hệ tim mạch, gây rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp.

Cơ chế hoạt động của thuốc tê

Thuốc gây tê bề mặt

Những loại thuốc gây tê bề mặt chủ yếu có kết cấu dạng dầu, không tan trong nước và có khả năng thấm qua da và màng niêm mạc một cách dễ dàng. Mặc dù cảm giác gây tê của chúng không sâu và thường được sử dụng dưới các dạng bào chế như thuốc bôi, xịt, mỡ, kem, gel,... Một số loại thuốc gây tê bề mặt phổ biến bao gồm ethyl chloride, benzocaine,...

Thuốc gây tê dạng tiêm

Thuốc gây tê đường tiêm được truyền trực tiếp vào vị trí cần gây tê, có khả năng thẩm thấu và khuếch tán sâu hơn, ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh của các dây thần kinh phân bố tại khu vực được tiêm. Chúng thường được sử dụng trong những tình huống như gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Các loại thuốc gây tê đường tiêm phổ biến bao gồm lidocaine, procain,...

Thuốc tê là gì? Khi nào được sử dụng thuốc tê? 2
Thuốc tê dạng tiêm được truyền vào vị trí cần gây tê

Thuốc gây tê được sử dụng khi nào?

Thuốc gây tê và gây mê thường được sử dụng theo hai mục đích chính:

  • Gây tê cục bộ: Được áp dụng để gây tê một vùng nhỏ trên cơ thể, giữ cho người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Thường được ưa chuộng trong các thủ thuật khu trú cục bộ. Người bệnh được duy trì trạng thái tỉnh táo, giảm cảm giác đau ở vùng cần phẫu thuật mà không ảnh hưởng nhiều đến các khu vực khác của cơ thể.
  • Gây mê toàn thân: Sử dụng để đưa người bệnh vào trạng thái mất ý thức hoàn toàn, thường áp dụng trong các ca phẫu thuật lớn. Cho phép bác sĩ thực hiện các thủ thuật phức tạp mà không gây phiền hại hoặc đau đớn cho người bệnh.

Sự kết hợp linh hoạt giữa việc sử dụng thuốc gây tê và gây mê tùy thuộc vào tính chất và phạm vi của quá trình phẫu thuật, mang lại sự an toàn và thoải mái cho bệnh nhân.

Biến chứng khi sử dụng thuốc tê

Khi sử dụng thuốc gây tê, một số biến chứng có thể xảy ra, được chia thành hai loại chính:

Biến chứng toàn thân

Biến chứng thần kinh: Do thuốc gây tê ngấm vào hệ tuần hoàn với nồng độ cao, có thể gây ra các biểu hiện thần kinh như buồn nôn, nôn, mất định hướng, động tác giật rung và liệt hô hấp. Tình trạng này thường xảy ra khi nồng độ thuốc quá mức.

Biến chứng tim mạch: Các vấn đề liên quan đến dẫn truyền và nhịp tim, như nhịp nhanh thất và rung thất. Rối loạn tim mạch có thể là hậu quả của việc sử dụng thuốc gây tê, đặc biệt khi dùng ở nồng độ cao.

Thuốc tê là gì? Khi nào được sử dụng thuốc tê? 3
Các vấn đề liên quan đến dẫn truyền và nhịp tim là nhưng tác dụng phụ của thuốc tê

Biến chứng cục bộ

Liên quan đến kỹ thuật gây tê: Bao gồm hạ huyết áp, ngừng hô hấp do gây tê tuỷ sống và tổn thương thần kinh do kim tiêm đâm phải hoặc do thuốc chèn ép. Các biến chứng này thường liên quan đến quá trình thực hiện kỹ thuật gây tê.

Phản ứng quá mẫn và dị ứng: Phản ứng quá mẫn hoặc dị ứng thường xuất hiện ở từng cá nhân khác nhau. Thường xuyên xảy ra với các dẫn xuất có thay thế ở vị trí para của nhân thơm (ester của acid para-aminobenzoic), đặc biệt là loại đường nối ester như procain.

Cần lưu ý rằng mức độ và loại biến chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể và phản ứng của cơ thể mỗi người.

Gây tê đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm đau trong quá trình thực hiện các ca phẫu thuật. Thời gian gây tê có thể kéo dài tùy thuộc vào tính chất của cuộc phẫu thuật. Hy vọng rằng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thuốc tê là gì, cơ chế tác động và các điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc tê.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin