Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tiêm dưới da: Biến chứng và quy trình thực hiện

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm dưới da là một kỹ thuật được ứng dụng vô cùng phổ biến. Đây là cách để đưa thuốc vào cơ thể một cách đơn giản. Vậy, tiêm dưới da có thể đi kèm biến chứng và quy trình thực hiện như thế nào?

Tiêm dưới da không chỉ có thể được sử dụng tại bệnh viện mà các bệnh nhân hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Chúng cực kỳ phổ biến trong quá trình điều trị tiểu đường bằng insulin. Cùng bài viết bên dưới khám phá những vấn đề liên quan đến tiêm dưới da nhé!

Tiêm dưới da là gì?

Tiêm dưới da được biết là kỹ thuật tiêm vào phần mô mỡ ngay bên dưới lớp da. Đường tiêm dưới da được áp dụng cho nhiều loại thuốc khác nhau bởi tính khả dụng sinh học cao cũng như tác dụng nhanh chóng.

Mặt khác, bệnh nhân thường phải chịu những cơn đau nhức tại vị trí tiêm. Do vậy, kỹ thuật tiêm dưới da sẽ sử dụng loại kim ngắn, mỏng và có đầu nhọn. Điều này sẽ giúp giảm bớt cơn đau cho người bệnh.

Tiêm dưới da: Biến chứng và quy trình thực hiện 1
Đường tiêm dưới da được áp dụng cho nhiều loại thuốc khác nhau

Những vị trí tiêm dưới da

Tiêm dưới da có thể thực hiện ở nhiều vị trí. Các vị trí có thể kể đến như:

  • Bụng dưới, được xác định bên dưới xương sườn, phía trên phần xương hông và cách rốn khoảng 5cm.
  • Mặt bên ngoài của đùi trên.
  • Mặt sau cánh tay trên cách vai 7.5cm hay cách khuỷu tay khoảng 7.5cm trở lên.

Một vài lưu ý khi lựa chọn các vị trí tiêm dưới da mà bạn nên biết:

  • Nếu bạn sở hữu một cơ thể gầy gò, ít mô mỡ thì không nên chọn tiêm tại vùng bụng.
  • Tiêm dưới da ở trẻ nhỏ thường được thực hiện tại góc 45 độ. Trong khi những đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi nên tiêm vào đùi thì các bé trên 12 tháng tuổi cần tiêm ở vùng cơ delta. Bên cạnh đó, vị trí tiêm dưới da ở vùng cơ delta cũng có thể thực hiện ở trẻ sơ sinh khi cần thiết. Mặt khác, người trưởng thành sẽ có góc tiêm từ 45 độ hay 90 độ.
  • Hãy thay đổi vị trí tiêm giữa các lần tiêm liên tiếp, có thể cách nhau khoảng 3cm. Thông qua cách này, bạn sẽ đảm bảo được sự an toàn cho làn da và khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.

Lúc nào cần thực hiện tiêm dưới da?

Tiêm dưới da là một trong những kỹ thuật tốt nhất để có thể cung cấp cho cơ thể các loại thuốc tan trong nước. Chúng bao gồm:

  • Insulin trong quá trình điều trị căn bệnh tiểu đường.
  • Atropin trong công dụng giảm đau.
  • Các loại thuốc chống đông máu.
  • Một số loại vaccine như vaccine phòng dại, sởi, quai bị,...
Tiêm dưới da: Biến chứng và quy trình thực hiện 2
Tiêm dưới da cung cấp cho cơ thể các loại thuốc tan trong nước

Một số điều thận trọng khi tiêm dưới da

Những điều cần biết trước khi tiêm

Bạn cần lưu ý một vài điều sau đây để có thể đảm bảo an toàn trong quá trình áp dụng kỹ thuật này:

  • Không nên tiêm vào cùng một vị trí với mỗi lần tiêm.
  • Không nên tiêm vào các khu vực bị bầm tím hay có mô sẹo trên da.
  • Tuyệt đối không được sử dụng kim tiêm chung với người khác. Điều này có thể gây ra những rủi ro cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
  • Mỗi kim tiêm chỉ được sử dụng một lần, cho một người và không được tái sử dụng dưới mọi hình thức.

Biến chứng, tác dụng phụ

Tiêm dưới da là một kỹ thuật tương đối đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể tiềm ẩn những mối nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Sốc phản vệ: Khi xuất hiện tình trạng này, bạn nên nhờ ngay đến sự can thiệp từ y tế. Các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý theo phác đồ.
  • Chảy máu hoặc tụ máu nơi vị trí tiêm: Tiến hành vệ sinh khu vực da đã tiêm, sử dụng băng bông và gạc vô khuẩn.
  • Nhiễm trùng, áp xe tại khu vực tiêm: Đảm bảo vệ sinh vị trí tiêm. Ngoài ra, bạn cần chích rạch mủ khi có sự chỉ định từ các bác sĩ.
  • Vô khuẩn không đảm bảo gây tai biến: Nếu các nguyên tắc vô khuẩn không tốt trước, trong và sau quá trình tiêm sẽ có thể khiến người bệnh bị nhiễm khuẩn và gây ra một số tai biến.
  • Lây bệnh truyền nhiễm: Bệnh nhân có khả năng bị nhiễm một số căn bệnh truyền nhiễm nếu vô khuẩn không được đảm bảo. Có thể kể đến như viêm gan virus. Người bệnh có biểu hiện chán ăn, vàng mắt, vàng da và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Gãy kim: Rủi ro gãy kim có thể xảy đến. Lúc này, nếu kim chưa đâm sâu, các bác sĩ sẽ tiến hành rút kim bằng panh vô khuẩn. Mặt khác, cần có sự can thiệp của ngoại khoa nếu kim đã ngập sâu.
Tiêm dưới da: Biến chứng và quy trình thực hiện 3
Tiêm dưới da vẫn tiềm ẩn những mối nguy hiểm

Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da

Chuẩn bị trước khi tiêm

Điều quan trọng nhất trước khi tiêm đó chính là đã lựa chọn đúng loại thuốc cũng như liều lượng. Ngoài ra, các dụng cụ cần thiết phải chuẩn bị bao gồm:

  • Lọ thuốc (Cần bảo quản lạnh thì phải lấy thuốc ra ngoài khoảng 30 phút trước khi tiêm);
  • Ống tiêm;
  • Kim tiêm đúng kích cỡ;
  • Băng keo y tế;
  • Tăm bông hay bông tẩm cồn;
  • Hộp đựng các vật sắc nhọn.

Quy trình tiêm dưới da

Các bước tiêm dưới da vô cùng đơn giản. Các y tá và bác sĩ có thể thực hiện với 11 bước như sau:

  • Rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm.
  • Xác định vị trí cần tiêm dưới da.
  • Rút thuốc cho vào ống tiêm rồi đẩy không khí thừa ra bên ngoài thông qua pít-tông. Những dạng ống tiêm có sẵn thuốc phân liều thì không cần thực hiện thao tác trên.
  • Tiến hành sát khuẩn khu vực tiêm từ tâm ra ngoài khoảng 5cm2 thông qua tăm bông tẩm cồn.
  • Sử dụng ngón cái, ngón trỏ để véo da vị trí tiêm.
  • Cầm kim với tay còn lại, hướng phần đầu kim lên trên.
  • Đâm kim vào da ở góc 45 độ hay 90 độ. Sau đó đẩy pít-tông để có thể tiêm thuốc vào. Nếu phát hiện máu trong ống thuốc tiêm thì cần nhanh chóng rút kim ra và thực hiện ở vị trí khác.
  • Kéo căng da xung quanh trước khi thao tác rút kim.
  • Rút kim và cho vào ngay hộp đựng các vật sắc nhọn.
  • Để miếng bông đã tẩm cồn lên vị trí tiêm trong khoảng 10 giây để lau sạch vết máu.
  • Sử dụng miếng băng keo y tế để bảo vệ vết tiêm.

Sau khi tiêm

Sau khi thực hiện xong quá trình tiêm, bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng 15 phút hoặc theo thời gian bác sĩ quy định. Tại đây, bạn sẽ được các nhân viên y tế theo dõi tình trạng sau tiêm. Với một số trường hợp, bạn cần ở lại theo dõi trong vòng 30 phút để xem phản ứng sốc phản vệ có xảy ra hay không. Điều này đảm bảo an toàn cho bạn khi có thể xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời.

Phục hồi sau tiêm

Thông thường, sau khi hoàn tất toàn bộ quy trình tiêm dưới da, bạn đã có thể về nhà. Các hoạt động thường ngày có thể được thực hiện ngay lập tức mà không gây ảnh hưởng gì. Có thể kết luận rằng kỹ thuật tiêm là hoàn toàn an toàn cho gần như tất cả các trường hợp.

Tiêm dưới da: Biến chứng và quy trình thực hiện 4
Bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ sau khi tiêm

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về kỹ thuật tiêm dưới da. Loại kỹ thuật đã đem đến vô vàn những lợi ích cho sức khỏe của con người cùng nhiều khía cạnh khác.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm