Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tiết canh vịt có sán không? Ăn tiết canh vịt có tốt?

Ngày 26/11/2022
Kích thước chữ

Tiết canh vịt là một trong những món khoái khẩu của người Việt. Liệu rằng tiết canh vịt có sán không, ăn tiết canh vịt có gây hại gì cho sức khỏe con người?

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó liên quan đến vấn đề tiết canh vịt có sán không, hãy cùng theo dõi nhé. 

Ăn tiết canh vịt có sán không?

Để trả lời câu hỏi tiết canh vịt có sán không, trước hết bạn cần biết tiết canh vịt là gì. Tiết canh là một trong những món ăn dân dã, ngoài tiết canh lợn, tiết canh ngan, tiết canh vịt cũng là một trong những món ăn được nhiều người lựa chọn. Người ta thường làm món này bằng cách băm nhuyễn một chút thịt để làm nhân và cho huyết tươi của các loại gia súc, gia cầm vào, kèm thêm đó là một chút rau thơm và lạc rang. 

Tiết canh vịt có sán không? Ăn tiết canh vịt có tốt?1 Tiết canh vịt có sán không là thắc mắc chung hiện nay

Không ít người quan niệm rằng huyết chính là một món ăn mang đến rất nhiều giá trị dinh dưỡng, có tác dụng nhất định với cơ thể. Thậm chí, một số người còn truyền tai nhau về khả năng chữa bệnh thần kỳ của món tiết canh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. 

Món tiết canh mà nhiều người thích không những không có tác dụng chữa bệnh mà ngược lại, chúng còn là nguyên nhân gây ra một số căn bệnh nguy hiểm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa tin về nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh.

Với câu hỏi tiết canh vịt có sán không, câu trả lời là có. Tiết canh vịt không thể loại trừ các mầm bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng,... Do đó, tốt nhất bạn không nên ăn tiết canh vịt để hạn chế những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. 

Những tiềm ẩn khi ăn tiết canh vịt

Ngoài việc biết được tiết canh vịt có sán không, bạn cũng cần lưu ý tới một số tiềm ẩn khi ăn tiết canh vịt để chủ động bảo vệ sức khỏe. 

  • Nhiễm tụ cầu: Nguy cơ đầu tiên mà người ăn tiết canh vịt nói riêng và các loại tiết canh khác nói chung đó chính là tình trạng bị nhiễm tụ cầu. Sở dĩ vậy là bởi trong quá trình giết mổ, máu động vật rất dễ bị nhiễm tụ cầu. Các loại tụ cầu này có khả năng tạo ra độc tố và tấn công vào đường ruột, niêm mạc dạ dày, máu và tác động lên hệ thần kinh tự chủ từ sau khoảng 4 - 5 giờ kể từ khi ăn. Điều này sẽ gia tăng tình trạng co bóp dạ dày, ruột và gây ra các triệu chứng ngộ độc: nôn mửa, tiêu chảy. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể sẽ gặp phải hiện tượng mất nước, dẫn đến trụy tim.
  • Nhiễm trùng liên cầu: Trên thực tế, không hiếm các ca bị nhiễm trùng liên cầu do vi khuẩn trong khi ăn tiết canh vịt, lợn,... Không ít người đã tử vong bởi căn bệnh này. Khi liên cầu xâm nhập vào máu, bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng huyết, chúng nhân lên nhanh chóng. Lúc này, cơ thể phải chịu cùng lúc nhiều độc tố, gây ra các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ù tai, xuất huyết nhiều dạng,... Đặc biệt là xuất huyết dưới da ở trẻ nhỏ, có thể gây hoại tử hoặc là nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa. 
  • Nhiễm độc cao: Trong một vài trường hợp xấu, bệnh nhân bị nhiễm độc cao, dẫn đến sốc nhiễm trùng. Sau đó là các triệu chứng: tụt huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc rất nhanh, mạch nhỏ, suy hô hấp. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tiết canh vịt có sán không? Ăn tiết canh vịt có tốt?2 Ăn tiết canh vịt có thể dẫn đến suy hô hấp

Những ai không nên ăn tiết canh vịt?

Trước những tiềm ẩn khôn lường cho sức khỏe, những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên ăn tiết canh vịt:

  • Người có hệ tiêu hóa kém: Trong đường ruột của một số loại động vật có chứa lượng lớn vi khuẩn E. Coli. Đây là vi khuẩn gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, ly, hay thương hàn. 
  • Những người bị béo phì, người mắc các bệnh tim mạch: Những đối tượng này cũng được khuyến cáo là không nên ăn tiết canh. Bởi máu của các loại động vật này có chứa rất nhiều đạm cùng các chất béo không tốt cho tim mạch, gia tăng tình trạng béo phì.
  • Người già và những người bị rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, gút,… cũng tuyệt đối không nên ăn tiết canh vịt. 
  • Phụ nữ mang thai: Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai rất yếu, do đó khi ăn tiết canh vịt sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có cơ hội xâm nhập, gây hại cho đường ruột và sức khỏe của bà bầu. 
Tiết canh vịt có sán không? Ăn tiết canh vịt có tốt?3 Phụ nữ đang mang thai không nên ăn tiết canh vị

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ vừa rồi đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời cho câu hỏi ăn tiết canh vịt có sán không, có tốt không? Nhìn chung đây là một món ăn không có lợi cho sức khỏe, do đó, bạn nên hạn chế sử dụng để tránh những biến chứng khó lường. 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin