Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tiêu chảy về đêm: 5 bí quyết hỗ trợ điều trị hiệu quả

Ngày 31/10/2024
Kích thước chữ

Tiêu chảy về đêm dần trở thành nỗi lo và ám ảnh của nhiều người, với nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Tiêu chảy về ban đêm là bệnh thường gặp gây cảm giác khó chịu và mất ngủ của nhiều người, khi không may bị ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức bệnh, với các biểu hiện đau bụng quặn từng cơn kèm nhiều cơn đại tiện. Vậy nguyên nhân dẫn tiêu chảy về đêm là gì và có cách để khắc phục nhanh chóng không?

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy về đêm

Đối với các trường hợp tiêu chảy nhẹ thường do vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm, dị ứng hoặc tác dụng của các loại thuốc gây ra. Thông thường khi xác định do những nguyên nhân này, bệnh tiêu chảy có xu hướng tự khỏi và không cần điều trị nhiều.

Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng hơn, tiêu chảy về đêm kéo dài dai dẳng, khó chữa thì dưới đây là một vài nguyên do chính:

Tiêu chảy về đêm: 5 bí quyết hỗ trợ điều trị hiệu quả 1
Tiêu chảy về đêm phần lớn do ngộ độc thực phẩm, dị ứng và do nhiễm vi khuẩn đường ruột

Viêm ruột

Viêm ruột (hay còn gọi là IBD), bao gồm các bệnh lý viêm mãn tính ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và viêm đại tràng không xác định.

Những người mắc bệnh viêm ruột thường bị tiêu chảy vào ban đêm hoặc tiêu chảy ban ngày. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn hoặc cải thiện trong quá trình điều trị. Bệnh viêm ruột vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên đó có thể là do di truyền, hút thuốc hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Tiêu chảy về đêm: 5 bí quyết hỗ trợ điều trị hiệu quả 2
Viêm ruột là tác nhân đầu tiên gây ra tiêu chảy

Viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng vi thể gồm hai dạng chính là viêm đại tràng collagen và viêm đại tràng lymphocytic. Cả hai dạng đều gây viêm ở ruột già ở mức độ vi mô, dẫn đến tiêu chảy đêm.

Nguyên nhân bệnh này vẫn chưa được xác định. Tiêu chảy có thể xảy ra ban ngày lẫn đêm, thậm chí ngay khi nhịn ăn. Thông thường phổ biến hơn ở phụ nữ và người già.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa, trong đó cơ thể không thể sử dụng đường glucose hiệu quả, dẫn đến tăng đường huyết. Việc sử dụng insulin hoặc một số loại thuốc điều trị tiểu đường khác cũng có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy ban đêm.

Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường nếu bị tổn thương thần kinh ở đường tiêu hoá dẫn đến tiêu chảy vào ban đêm, đó được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.

Tiêu chảy về đêm: 5 bí quyết hỗ trợ điều trị hiệu quả 3
Tiểu đường gây ảnh hưởng đến thần kinh tiêu hoa gây tiêu chảy về đêm

Các triệu chứng thường gặp khi bị tiêu chảy về đêm

Biểu hiện tiêu chảy về đêm

Tiêu chảy về đêm thông thường xảy ra các triệu chứng như sau:

  • Tiêu chảy cấp: Phân lỏng, đi tiểu nhiều lần, có thể kèm theo sốt, nôn mửa, đau bụng.
  • Hội chứng ruột kích thích: Đau bụng, đầy hơi, thay đổi thói quen đi tiêu (táo bón xen kẽ tiêu chảy).
  • Viêm đại tràng: Đau bụng, đi ngoài phân có máu hoặc nhầy, sốt.

Phân loại các bệnh tiêu chảy

Dưới đây là những dạng tiêu chảy dễ gặp nhất, cụ thể:

Theo thời gian kéo dài

  • Tiêu chảy cấp tính: Thời gian ít hơn 2 tuần. Tiêu chảy cấp tính thường có nguyên nhân từ các tác nhân bên ngoài như nhiễm vi-rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng do thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nước uống không an toàn.
  • Tiêu chảy kéo dài: Thường diễn ra từ 2 - 4 tuần. Đây có thể là dấu hiệu của những rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn.
  • Tiêu chảy mãn tính: Thời gian từ 4 tuần trở lên. Đây thường là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.

Theo nguyên nhân

  • Tiêu chảy do nhiễm trùng: Chủ yếu xảy ra ở tiêu chảy cấp tính, do các loại vi-rút hoặc ký sinh trùng gây ra. Loại tiêu chảy này có thể xảy ra đột ngột và thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, sốt và mất nước.
  • Tiêu chảy không do nhiễm trùng: Thường liên quan đến các vấn đề tiêu hóa mãn tính và các bệnh lý khác như dị ứng thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng. Loại tiêu chảy này chủ yếu xuất hiện ở tiêu chảy mãn tính, kéo dài và cần có biện pháp điều trị chuyên sâu.

5 cách xử lý hiệu quả cho người bị tiêu chảy về đêm

  • Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm: Đảm bảo thức ăn được nấu chín, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập. Không ăn thực phẩm ôi thiu, bị hỏng. Sử dụng nguồn nước sạch trong chế biến thức ăn.
  • Uống đủ nước: Bổ sung nước đủ cho cơ thể, vì khi bị tiêu chảy bạn sẽ mất một lượng nước rất lớn.Nếu không cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ mệt mỏi, mất sức. Ngoài ra, bạn có thể uống nước ấm để hỗ trợ tiêu hoá và giảm cảm giác đau bụng.
  • Sử dụng thuốc trị liệu theo chỉ định của bác sĩ: Sử dụng các loại thuốc đặc trị tiêu chảy về đêm tuỳ theo tình trạng và mức độ bệnh của bạn.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hoá đặc biệt là ở người bị hội chứng ruột kích thích. Vậy nên hãy tập thư giãn, điều chỉnh đồng hồ sinh học chuẩn, ngủ đủ giấc.
  • Giảm hàm lượng các chất kích thích: Hạn chế uống cafe trước khi ngủ, giảm thiểu rượu bia vì đây là những chất kích thích gây tác động mạnh mẽ khiến tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Tiêu chảy về đêm không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết trên đây tổng hợp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy đêm hy vọng sẽ giúp bạn có giấc ngủ trọn vẹn và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng tiêu chảy đêm kéo dài, đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin