Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Buồn nôn và tiêu chảy, có thể kèm theo đau bụng ở người lớn là những triệu chứng rất phổ biến. “Thủ phạm” phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nguyên nhân có thể là do một tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Nôn và tiêu chảy ở người lớn có thể có nhiều nguyên nhân. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy có thể sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Nôn và tiêu chảy ở người lớn là một hiện tượng khá phổ biến và có thể biến mất sau vài ngày. Vấn đề này có thể khiến nhiều người không quá chú ý vì chỉ nghĩ bản thân ăn nhầm cái gì đó không sạch. Nhưng nôn và tiêu chảy ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây nôn mửa và tiêu chảy như thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh, thuốc trị ung thư và thuốc kháng axit có chứa magie. Nếu thuốc là nguyên nhân gây nôn mửa hoặc tiêu chảy, bác sĩ có thể đề xuất một đơn thuốc khác hoặc đưa ra các đề xuất giúp giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nôn và tiêu chảy ở người lớn và trẻ em. Tình trạng này xảy ra khi thực phẩm có chứa vi khuẩn salmonella, campylobacter hoặc E. coli,… Ngộ độc thực phẩm gây nôn và tiêu chảy thường là thể nhẹ nhưng có thể nghiêm trọng với trẻ em dưới 1 tuổi, người già hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm dạ dày ruột do virus: Norovirus và rotavirus là hai loại virus chính gây nôn mửa và tiêu chảy ở người lớn. Khi nhiễm virus này, người bệnh có các triệu chứng khác kèm theo như sốt, đau bụng và chuột rút.
Không dung nạp thực phẩm chứa Fructose: Những người không dung nạp fructose cũng có thể bị tiêu chảy nếu họ tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có chứa fructose, chẳng hạn như trái cây, mật ong hoặc siro ngô có hàm lượng fructose cao.
Nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra có thể là nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy ở người lớn.
Mắc một số bệnh lý: Tình trạng nôn và tiêu chảy ở người lớn cũng có thể đang cảnh báo một số bệnh lý như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa, bệnh Crohn,… Để biết chính xác nguyên nhân, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám.
Không dung nạp thực phẩm chứa Lactose: Không dung nạp thực phẩm chứa lactose xảy ra do ruột non không sản xuất đủ enzym để tiêu hóa đường lactose. Từ đó có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và nôn mửa. Lactose có chủ yếu trong sữa và các chế phẩm từ sữa.
Mang thai: Nôn mửa và tiêu chảy có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể bị nôn mửa và tiêu chảy do ốm nghén, dị ứng thực phẩm, thay đổi nội tiết tố hoặc do tác dụng phụ của việc bổ sung vitamin.
Căng thẳng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa căng thẳng, lo lắng và rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… Cụ thể, căng thẳng có thể kích thích phản ứng phòng vệ bản năng của cơ thể và tăng tốc độ đi ngoài. Nếu phân di chuyển quá nhanh, ruột không có thời gian hấp thụ nước sẽ gây tiêu chảy và nôn mửa.
Nếu bạn đang gặp tình trạng nôn và tiêu chảy trong khoảng thời gian ngắn và không có các triệu chứng khác thì bạn có thể tự điều trị ở nhà bằng các phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu hồi phục, kèm theo đó là các dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra:
Khi có các dấu hiệu tăng nặng sau khi bị nôn và tiêu chảy, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để thăm khám, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
Để điều trị hiệu quả nôn và tiêu chảy ở người lớn phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường, buồn nôn và tiêu chảy có thể được kiểm soát tại nhà, nhưng trong một số trường hợp, việc điều tại bệnh viện là điều cần thiết.
Nếu nguyên nhân gây buồn nôn và tiêu chảy nhẹ không cần đến bệnh viện thì người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng một số biện pháp như:
Nếu những cơn buồn nôn, tiêu chảy kéo dài hoặc lặp đi lặp lại, bạn nên đến bệnh viện khoa tiêu hóa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây ra. Nôn và tiêu chảy ở người lớn được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng các triệu chứng và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy ở người lớn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Nôn và tiêu chảy ở người lớn có nhiều nguyên nhân gây ra và cần điều trị dứt điểm nguyên nhân để tình trạng này không tái diễn. Nếu bạn chưa tìm ra nguyên nhân do đâu thì nên đến bệnh viện để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.