Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu chi tiết về chỉ định chạy thận nhân tạo

Ngày 08/07/2024
Kích thước chữ

Trong nhiều trường hợp, chức năng thận của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng nên các bác sĩ cần chỉ định chạy thận nhân tạo. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về chỉ định này.

Chạy thận nhân tạo là một chỉ định quan trọng với những bệnh nhân bị suy thận nặng, khi chức năng thận không còn đảm bảo. Tìm hiểu chi tiết về chỉ định chạy thận nhân tạo sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên lý cũng như quá trình điều trị bằng phương pháp này. Điều này bệnh nhân và gia đình chuẩn bị tinh thần cho điều trị, chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe.

Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo là gì? Đây là một phương pháp điều trị thay thế chức năng thận khi thận của người bệnh đã không còn hoạt động hiệu quả. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất độc hại và dư thừa từ máu, giữ cho các chỉ số hóa sinh máu ở mức ổn định.

Phương pháp đầu tiên của chạy thận nhân tạo được phát triển vào những năm 1940 và 1950 tại Hà Lan bởi nhà khoa học Willem Kolff và nhóm nghiên cứu của ông của ông. Đến thập niên 1980 và sau đó, công nghệ tiếp tục được cải tiến với việc áp dụng các vật liệu và công nghệ mới như màng lọc sinh học và thiết bị điều khiển tự động hóa. Điều này cải thiện tính hiệu quả và tiện lợi của phương pháp chạy thận nhân tạo. Trong suốt lịch sử phát triển, phương pháp chạy thận nhân tạo đã và đang chứng mình là một thành tựu lớn trong lĩnh vực điều trị suy thận, mang lại hy vọng và cơ hội sống cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Tìm hiểu chi tiết về chỉ định chạy thận nhân tạo 1
Máy chạy thận là “cứu tinh” cho bệnh nhân suy thận

Cơ chế hoạt động của máy chạy thận nhân tạo

Trước khi tìm hiểu chỉ định chạy thận nhân tạo, chúng ta sẽ cùng khám phá cơ chế hoạt động của máy chạy thận. Chạy thận nhân tạo được thực hiện dựa trên sự hoạt động của máy chạy thận nhân tạo (hay còn gọi là máy lọc máu). Thiết bị này hoạt động dựa trên cơ chế lọc máu để loại bỏ các chất thải và nước dư thừa rồi đưa ra ngoài cơ thể - điều mà thận suy yếu không thể làm được. Nguyên lý máy chạy thận nhân tạo cụ thể như sau:

  • Để bắt đầu quá trình chạy thận, bệnh nhân sẽ được kết nối với máy thông qua một đường mạch máu đặc biệt gọi là cầu nối động tĩnh mạch (fistula) được tạo ra dưới da, thường ở cánh tay. Nếu bệnh nhân không có fistula, một catheter tạm thời có thể được đặt vào tĩnh mạch lớn ở cổ, ngực hoặc đùi.
  • Máu từ cơ thể bệnh nhân được hút ra qua đường mạch máu và chảy vào máy chạy thận.
  • Máu từ cơ thể đi qua một bộ lọc máu, còn gọi là dialyzer hoặc thận nhân tạo. Bộ lọc này chứa hàng ngàn sợi nhỏ bằng màng bán thấm làm từ chất liệu tổng hợp. Dialyzer có hai phần: Một phần chứa máu và phần còn lại chứa dịch lọc. Hai phần này được ngăn cách bởi màng bán thấm.
  • Máu chảy qua các sợi nhỏ trong dialyzer và chất thải, chất độc, nước dư thừa trong máu được lọc qua màng bán thấm vào dịch lọc nhờ quá trình khuếch tán và siêu lọc.
  • Các chất độc như urea, creatinine và nước dư thừa sẽ bị loại bỏ qua màng bán thấm vào dịch lọc, trong khi các thành phần cần thiết như các tế bào máu và protein vẫn được giữ lại trong máu.
  • Sau khi máu được lọc sạch, nó được đưa trở lại cơ thể qua đường mạch máu.

Quá trình lọc máu bằng máy chạy thận nhân tạo thường kéo dài từ 3 đến 5 giờ và được thực hiện 2 đến 3 lần mỗi tuần, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của từng bệnh nhân.

Tìm hiểu chi tiết về chỉ định chạy thận nhân tạo 2
Mỗi bệnh nhân được chỉ định chạy thận nhân tạo với tần suất khác nhau

Chỉ định của chạy thận nhân tạo

Bác sĩ sẽ chỉ định chạy thận nhân tạo hay chỉ định lọc máu cho bệnh nhân suy thận dựa trên tình trạng và điều kiện sức khỏe của từng bệnh nhân. Suy thận độ mấy thì phải chạy thận? Suy thận thường được phân thành 5 cấp độ. Và bệnh nhân suy thận bắt đầu ở cuối cấp độ 3 hoặc đầu cấp độ 4 sẽ được chỉ định chạy thận. Đây là thời điểm chức năng của thận bắt đầu suy yếu, khả năng lọc máu giả gây tích tụ độc tố trong cơ thể và làm ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khác.

Trường hợp phổ biến nhất được chỉ định chạy thận là bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Bệnh nhân đã mất hầu hết chức năng thận và không còn khả năng tự loại bỏ các chất độc hại và dư thừa trong cơ thể một cách hiệu quả. Chạy thận nhân tạo giúp duy trì sự sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Trong những trường hợp suy thận cấp tính nặng, chạy thận nhân tạo có thể là biện pháp cứu sống bệnh nhân. Quá trình này giúp loại bỏ các chất độc hại khỏi máu, duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Các bệnh lý thận khác không thể điều trị bằng phương pháp thuốc uống hoặc phẫu thuật khác cũng được chỉ định chạy thận nhân tạo.

Tìm hiểu chi tiết về chỉ định chạy thận nhân tạo 3
Suy thận cuối cấp độ 3 hoặc đầu cấp độ 4 sẽ được chỉ định chạy thận

Ưu điểm và hạn chế của chỉ định chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho bệnh nhân suy thận. Đối với những người bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo là phương pháp duy nhất để duy trì sự sống. Quá trình chạy thận giúp điều chỉnh các chỉ số hóa sinh trong máu, giảm các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và tăng cân, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tuy nhiên, các bệnh nhân cũng thường phải đối mặt với các tác dụng phụ của chỉ định chạy thận nhân tạo như: Huyết áp thấp, mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu sau khi chạy thận. Việc điều trị lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng khác như bệnh tim mạch và xương khớp. Chạy thận nhân tạo yêu cầu chi phí cao, có thể gây áp lực tài chính lớn đối với bệnh nhân và gia đình.

Tìm hiểu chi tiết về chỉ định chạy thận nhân tạo 4
Quá trình chạy thận cũng như chăm sóc sức khỏe cần theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần lưu ý gì khi chạy thận nhân tạo?

Khi được chỉ định chạy thận nhân tạo, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh cần tuân thủ đúng lịch trình chạy thận do bác sĩ đề ra. Thông thường, quá trình này diễn ra 3 lần mỗi tuần và kéo dài khoảng 4 giờ mỗi lần. Bệnh nhân không nên bỏ lỡ buổi chạy thận nào vì có thể gây tích tụ độc tố và dịch trong cơ thể, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
  • Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận rất quan trọng. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri, kali và photpho để tránh tăng gánh nặng cho thận. Họ cũng nên uống nước theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng thừa dịch trong cơ thể.
  • Bệnh nhân cần uống thuốc (thuốc hạ huyết áp, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, thuốc ngăn chặn sự hấp thụ photpho) đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn giữ vùng đặt catheter hoặc fistula sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng. Không nên mang vật nặng, tạo áp lực lên cánh tay có fistula.

Chỉ định chạy thận nhân tạo là thực sự cần thiết với những bệnh nhân suy thận nặng. Hy vọng những thông tin về nguyên lý hoạt động và lưu ý trên sẽ giúp người bệnh yên tâm điều trị theo chỉ định của bác sĩ, duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Suy thậnThận