Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân nóng rát bàn chân để xử lý kịp thời!

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Nóng rát bàn chân là hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Cùng tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân nóng rát bàn chân để xử lý kịp thời nhé!

Nóng rát bàn chân rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau. Với những người thường xuyên cảm thấy bàn chân nóng bừng, bạn cần nắm rõ được những nguyên nhân nóng rát bàn chân. Trong bài viết dưới đây, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp thắc mắc này và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Hiện tượng nóng rát bàn chân

Hiện tượng bàn chân nóng, rát hay còn được biết đến là hội chứng Grierson-Gopalan. Tùy vào mức độ của bệnh lý mà các triệu chứng có thể từ mức độ nhẹ đến nặng. Thông thường, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, thậm chí là ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

Ban đầu, cảm giác nóng rát chỉ xuất hiện ở gan bàn chân, rồi lan dần đến mu bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân. Bàn chân của người bệnh sẽ nhói lên như kim châm hoặc lửa đốt. Việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn do đôi chân trở nên nặng nề, đau âm ỉ. Nhiều người bệnh cho biết họ còn cảm thấy nóng bàn chân đi kèm với châm chích, tê, ngứa ran và da lòng bàn chân đỏ ửng.

Tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân nóng rát bàn chân để xử lý kịp thời! 1
Nóng rát bàn chân khiến nhiều người không khỏi lo lắng 

5 nguyên nhân nóng rát bàn chân

Hiện tượng nóng rát bàn chân có thể bắt nguồn từ rất nhiều bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác nhau như: Bệnh tiểu đường hoặc tổn thương dây thần kinh. Việc hiểu rõ được nguyên nhân nóng rát bàn chân giúp bệnh nhân điều trị bệnh được triệt để và dễ dàng hơn. Cụ thể:

Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 rất dễ kéo theo những ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh ngoại biên của cơ thể. Trong đó, có dây thần kinh cảm giác ở chân và bàn chân. Điều này xuất phát từ việc nồng độ đường huyết của cơ thể tăng cao mà không được kiểm soát kịp thời thì sẽ làm gián đoạn khả năng truyền tín hiệu của dây thần kinh. Từ đó, dẫn đến suy yếu thành mạch máu.

Bên cạnh cảm giác nóng rát bàn chân, người mắc bệnh đái tháo đường còn thường xuyên cảm thấy tê bì chân tay.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Một trong những nguyên nhân nóng rát bàn chân phổ biến nhất là bệnh lý về thần kinh ngoại biên. Tình trạng này xảy ra khi các dây thần kinh cảm giác ngoại biên nối từ tủy sống đến các chi bị tổn thương.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này bao gồm: Nhiễm trùng, rối loạn di truyền, rối loạn tự miễn (đặc biệt là viêm khớp dạng thấp), suy thận. Ngoài ra, người bệnh đang thực hiện hóa trị, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, người lạm dụng rượu bia hoặc suy dinh dưỡng cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị nóng rát bàn chân.

Tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân nóng rát bàn chân để xử lý kịp thời! 2
Viêm khớp dạng thấp là một trong các nguyên nhân nóng rát bàn chân 

Chấn thương dây thần kinh

Các bệnh lý gián tiếp khiến dây thần kinh bị chấn thương cũng là nguyên nhân nóng rát bàn chân mà người bệnh không thể bỏ qua! Đó là:

  • Hội chứng ống cổ chân: Căn bệnh này tạo ra một khoảng không gian hẹp bên trong mắt cá chân, gần xương mắt cá chân. Điều này làm cho dây thần kinh chày sau ở trong ống cổ chân bị chèn ép. Từ đó, dẫn đến cảm giác nóng rát, ngứa ran và đau ở một phần bàn chân.
  • U dây thần kinh Morton: Mang giày quá chật, chấn thương trong quá trình lao động, vận động thể thao,... chính là lý do gây ra bệnh u dây thần kinh Morton. Lúc này, mô thần kinh giữa các xương ở gốc ngón chân bị biến dạng trở nên dày hơn, gây đau đớn dai dẳng.
  • Bệnh Charcot-Marie-Tooth: Rối loạn di truyền thần kinh này có thể gây hại cho dây thần kinh ngoại biên ở chân và bàn chân. Theo thời gian, bệnh lý này sẽ trở nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ và dây thần kinh tứ chi, dẫn đến tình trạng suy yếu bất thường và khiến vòm bàn chân nâng cao. Nếu không được nẹp chân để điều chỉnh chức năng chân, người bệnh rất có thể sẽ bị gãy xương do va đập thường xuyên.

Suy giáp

Bệnh suy giáp có thể làm suy giảm chức năng sản xuất hormone. Từ đó, khiến người bệnh bị nóng rát bàn chân, tăng cân, khô da và mệt mỏi.

Tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân nóng rát bàn chân để xử lý kịp thời! 3
Suy giáp là căn bệnh phổ biến gây ra tình trạng nóng rát và đau nhức bàn chân 

Nấm da chân

Nấm da chân thường xuất hiện ở những khu vực da ẩm ướt, ấm áp. Trong khi đó, giày và tất ẩm chính là môi trường thuận lợi cho nấm da phát triển và lan rộng. Người mắc bệnh nấm da chân sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến là: Ngứa, nóng rát và châm chích giữa các ngón chân, lòng bàn chân.

Cách điều trị chứng nóng rát bàn chân

Tình trạng nóng rát bàn chân dù không gây hại nào cho sức khỏe con người nhưng nó khiến người bệnh gặp phải nhiều bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, sau khi biết được nguyên nhân nóng rát bàn chân, nhiều người bệnh cũng không khỏi thắc mắc làm sao để điều trị được dứt điểm tình trạng này.

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng thường xuyên để cải thiện nhanh chóng triệu chứng nóng bàn chân:

  • Mang giày đúng kích cỡ.
  • Bổ sung hormone tuyến giáp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B.
  • Sử dụng lót đệm phù hợp khi mang giày.
  • Ngâm chân trong nước mát và massage chân hàng ngày.
  • Nếu bị nấm bàn chân, người bệnh nên bôi và uống thuốc trị nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol, ibuprofen,... hoặc sử dụng thuốc giảm đau bôi/dán ngoài da có chứa chất lidocain, capsaicin.
  • Uống thuốc kiểm soát đường huyết đều đặn.
  • Uống thuốc giảm đau thần kinh theo kê đơn như: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật.
  • Thăm khám kịp thời khi thấy các triệu chứng nóng rát bàn chân không thuyên giảm trong thời gian dài.
Tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân nóng rát bàn chân để xử lý kịp thời! 4
Massage chân nhẹ nhàng giúp làm giảm cơn đau hiệu quả 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm ra được nguyên nhân nóng rát bàn chân của bản thân. Hãy áp dụng ngay những lời khuyên trên để cải thiện hiệu quả triệu chứng của căn bệnh này nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin