Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Củ gừng không chỉ là loại gia vị thông dụng mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Nếu biết cách bảo quản gừng tốt, bạn có thể trữ gừng sử dụng cả năm mà không sợ hỏng, khô gừng.
Củ gừng thường có kích thước lớn nhưng trong một lần sử dụng, nếu không dùng hết gừng thì phải làm sao? Khi này, bạn chỉ cần áp dụng những cách bảo quản gừng đơn giản dưới đây.
Không phải tự nhiên mà gừng trở thành vị thuốc Đông y được tin dùng trong nhiều bệnh, đặc biệt là những bệnh như cảm lạnh, đau đầu, ho,... Tuy nhỏ bé nhưng gừng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, có thể kể đến như:
Gừng có tính ấm nóng nên rất thích hợp dùng cho những người đang bị cảm lạnh, sốt cao. Khi uống hoặc đắp gừng, cơ thể dần dần ấm lên, các mao mạch giãn ra thúc đẩy quá trình bài tiết qua đường mồ hôi, hệ tuần hoàn cũng lưu thông mạnh mẽ hơn, tiêu diệt mầm bệnh và giúp người bệnh tỉnh táo hơn.
Đặc tính cay nóng của gừng có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu, đau bụng,... Trong dân gian, gừng cũng được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh về dạ dày, tiêu hóa.
Gừng có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn rất mạnh nhờ những hoạt chất quý có trong tinh dầu củ gừng. Hiện nay, tân dược cũng sử dụng những chất này từ gừng hoặc tương tự gừng để nghiên cứu, sản xuất thuốc chống viêm.
Nếu bạn bị say xe hoặc đang ốm nghén dẫn đến trạng thái buồn nôn thường xuyên, gây mất nước và mệt mỏi về tinh thần, hãy thử dùng gừng để cải thiện. Tinh dầu thơm từ gừng có khả năng giảm các kích thích hệ thần kinh, giảm cảm giác buồn nôn. Nếu dùng gừng để uống sẽ có tác dụng trung hòa acid trong cơ thể, triệu chứng nôn ói sẽ giảm ngay.
Một số nghiên cứu nổi tiếng cho thấy, những người có lượng cholesterol trong máu cao khi sử dụng gừng một thời gian đều cho thấy kết quả khả quan hơn. Nồng độ cholesterol cũng giảm dần, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, béo phì,...
Gừng khi để lâu ngoài không khí sẽ dễ bị mốc, mất nước và khô héo, ảnh hưởng đến mùi vị tự nhiên. Để bảo quản gừng ăn được lâu mà không lo những vấn đề trên, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây.
Gừng được dùng trong nhiều món ăn, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng và có tính khử mùi rất tốt. Tuy nhiên, mỗi làn cần dùng rất ít gừng vì nếu cho nhiều có thể ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Nếu bạn cũng đang đau đầu không biết cách bảo quản gừng để ăn được lâu mà không bị hỏng thì áp dụng ngay cách này nhé.
Cách bảo quản gừng rất hiệu quả nữa mà nhiều người áp dụng thành công, đó là gừng ngâm rượu. Rượu được xem là chất bảo quản tự nhiên, giữ gừng vẫn còn nguyên hương vị mà lại để được rất lâu. Cách làm như sau:
Ngoài cách bảo quản gừng tươi lâu bằng rượu, bạn cũng có thể dùng giấm như một chất bảo quản tự nhiên. Cách này sẽ không làm ảnh hưởng đến đặc tính của gừng nhưng lại giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, phát triển làm hỏng gừng.
Gừng bạn mua về đem cạo sạch vỏ và cắt thành lát mỏng hoặc đập dập cho vào lọ thủy tinh, đổ giấm ngậm mặt gừng và ủ trong 5 - 7 ngày là dùng được. Hỗn hợp gừng ngâm giấm có công dụng rất tốt trong việc đốt cháy mỡ thừa, chữa rụng tóc.
Gừng tươi khi kết hợp với đường, nước sẽ tạo thành hỗn hợp thơm ngon, có vị rất dễ uống lại là cách bảo quản gừng hiệu quả. Nếu gừng còn dư lại dùng không hết, bạn hãy thử lên men gừng với nước và đường trong 5 - 7 ngày. Nước gừng lên men dùng để uống rất tốt cho sức khỏe đấy.
Một trong những cách bảo quản gừng hiệu quả và để lâu nhất là bạn đem những lát gừng tươi đi sấy khô ở nhiệt độ khoảng 57 - 60 độ C trong 4 - 6 giờ. Với những lát gừng sấy này, bạn có thể đem nghiền nhuyễn thành bột gừng dùng nêm nếm thức ăn hoặc để nguyên lát pha trà cũng rất hợp.
Tuy đặc tính của gừng rất tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể hoặc tạo nên cảm giác khó chịu. Một số cách dùng gừng tươi bồi bổ sức khỏe hiệu quả như:
Với những người bị cảm hoặc đi mưa về, uống một cốc trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể nhanh chóng, chống cảm lạnh và đề phòng những bệnh lý khác. Cách làm trà gừng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 2 - 3 lát gừng tươi vào cốc, có thể thêm 1 thìa mật ong sẽ ngon hơn, rồi cho nước sôi vào và thưởng thức.
Kẹo gừng dễ đem theo bên người, dễ ăn và còn giúp hơi thở có mùi thơm tho hơn nên được nhiều người ưa chuộng. Làm kẹo gừng không hề khó, bạn cần thực hiện những bước sau:
Nếu bạn đang gặp tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi thì xông hơi với gừng tươi là giải pháp thiên nhiên đem lại hiệu quả điều trị cao. Bạn chỉ cần đun sôi nước cùng với vài lát gừng và chút muối, nước sôi tắt bếp đợi nước nguội còn khoảng 80 độ thì bắt đầu xông hơi.
Hy vọng những chia sẻ về cách bảo quản gừng trên đây đã giúp bạn biết thêm những kiến thức, mẹo vặt thú vị. Nếu thường xuyên sử dụng gừng, bạn cũng có thể bảo quản bằng cách cho vào túi zip và để ở ngăn mát tủ lạnh, gừng sẽ tươi khoảng 2 - 3 tuần đấy.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.