Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cân nặng là một trong những chỉ tiêu cơ bản bên cạnh chiều cao để đánh giá tình trạng sức khỏe cho trẻ nhỏ. Hẳn nhiều phụ huynh sẽ đặt câu hỏi về cân nặng của trẻ như trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là bình thường? Trẻ 7 tháng tuổi nên ăn gi? Bài viết sau Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho ba mẹ nhé!
Cân nặng của trẻ nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên có sự khác biệt nhiều ở nam và nữ. Thông qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu, Tổ chức Y Tế Thế giới đã có bảng cân nặng theo tháng tuổi được chia theo giới tính nam và nữ. Hãy cùng các chuyên gia sức khoẻ của Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các thông tin xoay quanh vấn đề trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là hợp lý nhé!
Thông qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu, Tổ chức Y Tế Thế giới đã có bảng cân nặng trung bình và chiều cao trung bình theo tháng tuổi được chia theo giới tính nam và nữ.
Vậy trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Theo bảng này, thì trung bình cân nặng và chiều cao của trẻ 7 tháng tuổi là:
Nếu bé nhà mình có chiều cao và cân nặng trong khoảng này thì ba mẹ có thể yên tâm bé đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên, các số liệu trong bảng trên chỉ có tính chất tương đối vì mỗi em bé sẽ có các giai đoạn phát triển khác nhau và cơ địa thể chất khác nhau, nên các ba mẹ đừng quá gập khuôn vào các số liệu này nhé!
Giai đoạn 7 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu mọc răng, có thể sốt và khó chịu, đau lợi khiến trẻ mệt mỏi và biếng ăn. Trẻ hay quấy khóc và khó ngủ về đêm, điều này có thể khiến trẻ sụt cân hoặc gặp tình trạng tiêu chảy.
Khoảng thời gian để phát triển về vận động cũng là 6 - 9 tháng. Đây là lúc trẻ có biểu hiện muốn lật người, hoạt động tay chân nhiều. Trẻ có thể tập ngồi, tập bò ở thời gian này, do đó cần nhiều dinh dưỡng để phát triển cơ giúp nâng người.
Nếu như trẻ quá số cân trung bình, có thể rơi vào tình trạng béo phì. Ba mẹ hãy chú ý chiều cao và cân nặng của bé có phát triển quá mức so với trung bình trẻ 7 tháng tuổi hay không. Do vấn đề cân nặng, trẻ có thể khó ngồi và bò do lượng cơ chưa phát triển đủ so với trọng lượng cơ thể dẫn đến khó khăn khi bé muốn nâng người hay di chuyển.
Quá nặng cũng khiến lực tác động lên đầu cổ, tay và chân nhiều hơn khiến bé khó kiểm soát cơ thể. Điều này ảnh hưởng nhiều đến các giai đoạn phát triển tiếp theo, như trẻ khó khăn trong việc đứng và đi. Chưa kể đến việc nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát lại cân nặng cho bé, sẽ dẫn đến tình trạng béo phì nặng ở các cột mốc phát triển tiếp theo của bé, gây ra các hệ luỵ cho trẻ cho rối loạn tâm lý, dậy thì sớm, rối loạn chuyển hoá trên hệ hô hấp và tim mạch của bé.
Ngược lại với số cân quá thấp, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng. Ba mẹ nên chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày, nếu như dinh dưỡng hằng ngày đầy đủ nhưng bé không có dấu hiệu tăng cân thì vấn đề có thể đến từ tiêu hóa không tốt, nên cho bé đến gặp bác sĩ. Trẻ suy dinh dưỡng sẽ không có đủ chất để phát triển cơ thể, bé sẽ dễ mệt mỏi và quấy khóc. Dinh dưỡng kém không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động mà còn ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.
Ở đoạn trên, các ba mẹ đã biết được trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là hợp lý và cũng sẽ không khỏi thắc mắc rằng cân nặng của bé phụ thuộc vào các yếu tố nào. Cân nặng của bé sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Dinh dưỡng đầy đủ, môi trường sống lành mạnh, an toàn và không ô nhiễm sẽ giúp trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Khuyến khích cho trẻ được chơi trong môi trường trong lành, có thể giúp bé sưởi nắng buổi sáng giúp bé có thể phát triển về xương cũng như thay đổi không gian trong nhà và ngoài trời.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ 7 tháng tuổi, mẹ nên duy trì cho bé bú hằng ngày kèm theo đó là những bữa ăn dặm. Ăn dặm có thể là rau, củ bổ sung thêm thịt heo, cá,... Giai đoạn này mẹ bỉm nên được chú ý về sức khỏe, mẹ cũng nên ăn uống đầy đủ và lành mạnh để đảm bảo nguồn sữa cho con khỏe mạnh.
Bé 7 tháng tuổi vẫn sẽ nhận nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ, do đó mẹ nên chú ý không chỉ việc ăn uống mà sinh hoạt hằng ngày. Mẹ không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... Thuốc cũng có ảnh hưởng do một số thuốc có thể qua sữa mẹ, nếu vào cơ thể bé có thể ảnh hưởng dẫn đến bé sụt cân.
Một nguyên nhân khác mà một số mẹ bỉm bỏ quên là mỹ phẩm, không chỉ trong thời gian mang thai mà cả trong thời gian cho con bú, một số mỹ phẩm có chứa các thành phần ảnh hưởng đến trẻ như retinol, BHA,.. Vì vậy mẹ bỉm nên có tư vấn từ bác sĩ hoặc lựa chọn sử dụng các sản phẩm lành tính nhé!
Một số bé sinh non, nhiễm trùng khi sinh hoặc mang theo những căn bệnh mạn tính cũng sẽ có số cân và chiều cao chậm phát triển hơn. Không chỉ vậy mà hành vi và cảm xúc của các bé cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Đây là yếu tố mà ba mẹ nghĩ khó có thể thay đổi, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cân nặng và chiều cao của bé chỉ chịu tác động của 23% từ yếu tố di truyền. Và ở trẻ 7 tháng tuổi, các bé sẽ còn nhiều thời gian để phát triển chiều cao và cân nặng. Do vậy ba mẹ hãy cho bé bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhưng vừa phải và đúng với nhu cầu phát triển của bé.
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi được liệt kê ở trên, các ba mẹ có thể chú trọng vào chế độ dinh dưỡng để thiết kế một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, một chế độ sinh hoạt ăn uống vui chơi lành mạnh để trẻ có thể phát triển tốt.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu thêm về các câu hỏi xoay quanh vấn đề trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là hợp lý. Các ba mẹ đừng vì cân nặng lý tưởng mà gây áp lực lên bé nhé! Cân nặng và chiều cao của bé có thể phát triển chậm nhưng vẫn trong đà phát triển thì các ba mẹ có thể yên tâm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.