Trẻ bị sởi kiêng gì? Những lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị sởi
Ngày 23/11/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Để giúp trẻ mắc bệnh sởi nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não,... việc chăm sóc và kiêng cữ đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình hỗ trợ trẻ vượt qua bệnh. Vậy trẻ bị sởi kiêng gì và bố mẹ nên lưu ý gì khi chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn này? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong quá trình điều trị, việc kiêng cữ hợp lý và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng giúp trẻ mau chóng hồi phục và tăng cường sức đề kháng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ trẻ bị sởi kiêng gì và những lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị sởi. Trước khi tìm hiểu câu trả lời thì chúng ta cũng nên biết liệu trẻ bị sởi có nguy hiểm không?
Bệnh sởi ở trẻ em có phải là một tình trạng nguy hiểm không?
Sởi là một bệnh lý nghiêm trọng do virus sởi gây ra, thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt dễ bị ảnh hưởng. Theo thống kê, trung bình cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi mắc sởi thì có 1 trẻ cần nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực. Bệnh thường bùng phát vào mùa Đông-Xuân, với chu kỳ dịch khoảng 3-5 năm.
Những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, chưa được tiêm vắc xin phòng sởi, bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin A,... thường dễ mắc sởi và bệnh diễn tiến nặng hơn. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, sởi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm màng não và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong.
Trẻ bị sởi kiêng gì?
Trẻ bị sởi kiêng gì? Đây là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh. Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó việc điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ trẻ nhanh chóng hồi phục. Đối với phần lớn các trường hợp không có biến chứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà. Dưới đây là những điều trẻ bị sởi cần kiêng mà bố mẹ không nên bỏ qua.
Trẻ bị sởi kiêng gì trong chế độ dinh dưỡng?
Do trẻ nhỏ thường chưa nhận thức được những thực phẩm nào tốt hay không tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi đang mắc bệnh, bố mẹ cần đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chế độ ăn của con. Tránh nuông chiều sở thích ăn uống không lành mạnh của trẻ và hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm sau:
Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ: Khi bị sởi, hệ tiêu hóa của trẻ yếu hơn, nên thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ khó tiêu hóa, gây cảm giác buồn nôn, đầy hơi hoặc thậm chí tiêu chảy.
Thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn đóng hộp, chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia gây áp lực lên hệ tiêu hóa và miễn dịch. Những thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ, thậm chí làm tăng viêm nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch.
Đồ uống có ga và cồn: Nó thường chứa lượng đường cao, làm tăng viêm, gây đau họng, đầy bụng và giảm cảm giác thèm ăn. Một số loại thức uống có cồn còn gây mất nước và tương tác với thuốc, gây nguy hiểm cho trẻ.
Có thể thấy dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi. Một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối sẽ cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh hơn, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ biến chứng.
Ngược lại, dinh dưỡng không phù hợp có thể kéo dài thời gian bệnh và làm nặng thêm tình trạng sức khỏe của trẻ, vì vậy, bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với:
Thực phẩm gây dị ứng: Cần tránh cho trẻ ăn những món trẻ dị ứng khi đang bị sởi. Các phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở không chỉ gây nguy hiểm mà còn có thể khiến việc theo dõi triệu chứng sởi trở nên khó khăn hơn.
Tránh sử dụng chế phẩm chứa Corticoid: Corticoid có thể ức chế hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ, khiến bệnh sởi trở nặng và dễ gây biến chứng nghiêm trọng.
Không dùng Aspirin cho trẻ dưới 3 tuổi: Việc hạ sốt cho trẻ bị sởi cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen thường được khuyến nghị. Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới 3 tuổi vì có nguy cơ gây hội chứng Reye, một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thương gan, não, hoặc tử vong.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng việc tránh những thực phẩm và thuốc không phù hợp sẽ giúp trẻ mắc sởi hồi phục nhanh chóng và an toàn. Bố mẹ cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc y tế để bảo vệ sức khỏe của con.
Những điều cần kiêng trong chế độ sinh hoạt
Trẻ bị sởi kiêng gì? Khi chăm sóc trẻ bị sởi, ngoài dinh dưỡng, bố mẹ cần chú ý vệ sinh và sinh hoạt. Mặc dù có quan niệm trẻ bị sởi phải kiêng gió và nước, nhưng thực tế, trẻ vẫn có thể tắm để làm sạch cơ thể và ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên, cần tắm bằng nước ấm, thời gian ngắn, tránh tắm khuya và phòng có gió lùa, đồng thời lau khô và giữ ấm trẻ. Quạt có thể bật nhẹ để tạo không gian thoáng mát, nhưng không thổi trực tiếp vào trẻ để tránh nhiễm lạnh. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh và giảm nguy cơ biến chứng.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, có nguy cơ lây lan nhanh và bùng phát thành dịch. Virus sởi có thể lây nhiễm khi người khỏe mạnh hít phải virus trong không khí, tiếp xúc gần với người bệnh hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ mắc sởi, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc ngăn ngừa sự lây lan. Trẻ bị sởi nên được cách ly với trẻ khỏe mạnh và hạn chế tiếp xúc với nơi đông người như trường học, công viên, hay nhà trẻ. Khi ra ngoài, trẻ nên đeo khẩu trang y tế, bố mẹ cũng cần đeo khẩu trang kháng khuẩn khi chăm sóc trẻ và rửa tay sạch bằng xà phòng sau mỗi lần tiếp xúc.
Ngoài ra, trẻ cần được nghỉ ngơi trong không gian thoáng khí, sạch sẽ và có ánh sáng phù hợp. Cần hạn chế cho trẻ vận động mạnh, gắng sức và đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc để hỗ trợ quá trình hồi phục. Bố mẹ cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng, mũi họng và mắt cho trẻ để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi gây ra.
Bài viết trên đã làm rõ việc trẻ bị sởi kiêng gì cũng như cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ. Có thể thấy, tầm quan trọng của việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh cơ thể đúng cách, cũng như tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái, sạch sẽ cho trẻ. Đồng thời, việc hạn chế những thực phẩm và thói quen không phù hợp sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn trong suốt quá trình điều trị. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo quá trình chăm sóc đạt hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.