Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay khá nhiều bậc phụ huynh e ngại rằng “Trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải dấu hiệu của bệnh tự kỷ không?”, nhất là đối với trẻ vừa lên 2 tuổi mà vẫn xuất hiện những biểu hiện này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Trẻ đi nhón chân là hiện tượng bình thường đối với những trẻ trong giai đoạn tập đi. Song, nếu trẻ sau 2 tuổi vẫn tiếp tục đi với tư thế này, bố mẹ cần nên đặc biệt chú ý. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải dấu hiệu của tự kỷ không.
Tự kỷ là một tình trạng thường gặp ở trẻ em, số lượng trường hợp mắc phải tình trạng này ngày càng tăng. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng không bình thường của tự kỷ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó, tự kỷ không thể được coi là một bệnh lý và cho đến hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc trị nào có thể loại bỏ hoàn toàn triệu chứng của tự kỷ.
Thay vào đó, các phương pháp hỗ trợ điều trị thường tập trung vào việc giáo dục và đào tạo lại những kỹ năng mà trẻ em tự kỷ đang thiếu hụt. Với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, cải thiện khả năng giao tiếp ngôn ngữ, kiểm soát các hành vi không bình thường ở trẻ. Nhờ vào đó, trẻ tự kỷ có thể nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày và phát triển tốt trong tương lai.
Hầu hết những trẻ mắc phải chứng tự kỷ thường có khả năng phát triển chậm về ngôn ngữ và thường thể hiện các hành vi bất thường, trong đó, việc trẻ đi nhón chân và chậm nói là một biểu hiện thường gặp. Dấu hiệu của tự kỷ thường bắt đầu từ giai đoạn rất sớm, thậm chí có thể xuất hiện ở trẻ vài tháng tuổi.
Tuy nhiên, các bố mẹ cần lưu ý rằng mặc dù việc trẻ đi nhón chân và chậm nói là các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ, nhưng không phải tất cả các trẻ thể hiện thói quen này đều mắc phải chứng tự kỷ. Có nhiều lý do khác nhau mà một số trẻ tự kỷ thường có thể đi nhón chân, bao gồm:
Theo đánh giá của các chuyên gia, thói quen trẻ nhỏ đi nhón chân, chậm nói không thể coi là nguy hiểm. Đối với trường hợp thông thường, thói quen này thường xuất hiện từ khoảng 1 tuổi và tự dứt trước khi trẻ đạt tuổi 2. Tuy vậy, đối với những trẻ có thói quen này do ảnh hưởng của tự kỷ, trẻ cần có sự can thiệp và hỗ trợ chi tiết hơn.
Mặc dù triệu chứng này không gây nguy hiểm, những bố mẹ cần phải quan tâm và tìm hướng khắc phục thích hợp để tránh tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh hoạt và sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số tác động có thể xảy ra nếu thói quen đi nhón chân của trẻ không được khắc phục kịp thời:
Ngoài ra, nếu các triệu chứng không bình thường như kích động, tự thực hiện các hành vi gây hại cho bản thân thường xuất hiện trong thời gian trẻ đang thực hiện thói quen đi nhón chân, có thể làm tăng nguy cơ té ngã đối với trẻ.
Những thói quen khi trẻ đi nhón chân và chậm nói, đặc biệt ở trẻ tự kỷ cần được phát hiện và can thiệp sớm để đảm bảo hiệu quả trong quá trình cải thiện. Từ khi còn nhỏ, các bố mẹ cần nên hướng dẫn con cách sử dụng bàn chân và ngay lập tức điều chỉnh nếu phát hiện thói quen không phù hợp.
Đối với trẻ tự kỷ có thói quen đi nhón chân, việc hướng dẫn từ bố mẹ trong giai đoạn đầu có thể khá khó khăn. Do đó, sự kiên trì và kiên nhẫn là quan trọng, bố mẹ cần cố gắng từng bước để cải thiện tình trạng của con. Việc hướng dẫn có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau, từ lời nói đến hành động, để giúp con thực hiện đúng cách.
Dưới đây là một số biện pháp có thể được áp dụng:
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung "trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải là dấu hiệu của tự kỷ không?". Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về cách hỗ trợ khắc phục tình trạng này đối với trẻ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.