Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì là tình trạng có thể gặp ở các bạn nữ trong thời kỳ đầu mới có kinh nguyệt. Vậy trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không? Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về trễ kinh tuổi dậy thì qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?, chúng ta hãy cùng xem chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy bắt đầu lúc nào? Và có đặc điểm gì. Theo các chuyên gia, độ tuổi dậy thì sẽ bắt đầu từ 10 đến 15 tuổi. Đồng thời, cũng là khoảng thời gian các bạn nữ lần đầu xuất hiện kinh nguyệt.
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài trung bình khoảng 5 ngày, mỗi tháng 1 lần. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chu kỳ kinh ngắn ngày hoặc dài ngày hơn. Thậm chí có một số trường hợp bị 2 lần kinh nguyệt trong cùng 1 tháng, nhưng có trường hợp 2 đến 3 tháng mới xuất hiện kinh nguyệt.
Nguyên nhân là bởi nồng độ hormone được tạo ra trong mỗi chu kỳ có sự khác nhau gây ra ảnh hưởng tới thời gian chu kỳ kinh nguyệt và số lượng máu kinh. Hơn nữa, trong 2 năm đầu tiên sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể sẽ xảy ra khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Đây là thắc mắc hàng đầu của các bạn nữ tuổi dậy thì cũng như lo lắng của phụ huynh có con trong độ tuổi này. Trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không? Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng trễ kinh kéo dài đến tháng thứ 3 hoặc lâu hơn kèm theo các triệu chứng khác thì lại là điều bất thường. Lúc này, các bạn nữ cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Qua đó, có sự điều chỉnh lối sống, tâm lý và tiến hành điều trị, can thiệp bằng y khoa.
Trường hợp chu kỳ kinh nguyệt trong nhiều năm luôn đều đặn và ổn định nhưng thời gian trở lại đây lại trễ kinh 2 tháng hoặc lâu hơn thì các bạn gái cần để ý và theo dõi. Bởi rất có thể bản thân đang bị rối loạn kinh nguyệt, thậm chí vô kinh thứ phát.
Có thể thấy, vấn đề trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng trễ kinh tuổi dậy thì kéo dài trong khoảng thời gian dài (từ 3 tháng trở lên) và không được xử lý sớm có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Đầu tiên, các bạn gái sẽ xuất hiện các hiện tượng như: căng thẳng, stress, rối loạn tâm sinh lý dài ngày do trễ kinh kéo dài. Lâu dần, tình trạng này có thể trở thành trầm cảm. Bên cạnh đó, khi trễ kinh tuổi dậy thì xảy ra trong thời gian dài có thể làm suy giảm sức năng tuyến yên.
Ngoài ra, trường hợp trễ kinh, chậm kinh có nguyên nhân từ suy buồng trứng sớm có thể khiến cơ quan sinh dục bị teo nhỏ, gây ra một số bệnh lý về buồng trứng. Trường hợp trễ kinh do ứ huyết, máu không đào thải ra khỏi cơ thể có thể làm tử cung căng giãn quá mức, nặng hơn có thể khiến niêm mạc tử cung bị phá huỷ.
Như vậy, với những thông tin đã đề cập ở trên, bạn đọc đã có thể giải đáp thắc mắc “Trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?”. Lúc này, việc tìm cách khắc phục sẽ giúp bạn nữ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này. Trước tiên, cần phải xác định được trễ kinh do nguyên nhân gì. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì gồm:
Tình trạng trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì do khủng hoảng tâm lý xảy ra tương đối phổ biến. Bởi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành. Lúc này, các vấn đề về hình thể, tâm sinh lý đều có sự biến đổi lớn khiến tâm lý dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Hơn nữa, với sự xuất hiện của mạng xã hội hiện nay, các bạn nữ tuổi dậy thì dễ rơi vào trạng thái áp lực, khủng hoảng tâm lý do bị bạo lực mạng, áp lực vô hình từ những bài đăng khoe thành tích học tập từ bạn bè trên mạng xã hội. Tình trạng này kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và gây ra tình trạng trễ kinh.
Để giảm thiểu tình trạng này, đầu tiên, các bạn gái có thể thử rời xa internet và các trang mạng xã hội để tránh bị những lời bình luận, đàm tiếu hoặc các tin nhắn đe doạ. Tiếp theo, các bạn hãy cố gắng mở lòng với cha mẹ hoặc tìm một người thân thiết để chia sẻ, tâm sự những điều mà bản thân đang gặp phải. Mặt khác, các bậc phụ huynh cũng cần thay đổi các suy nghĩ và cố gắng làm bạn với con. Đừng cố gắng áp đặt cuộc đời mà mình chưa đạt được lên con.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì là do chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Các bạn trẻ hiện nay có thói quen thức khuya, bỏ bữa, ăn vặt nhiều, sử dụng chất kích thích (thuốc lá, thuốc lá điện tử, rượu bia,...). Những thói quen thiếu lành mạnh này khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu chất, nặng hơn là bị rối loạn kinh nguyệt.
Các chuyên gia khuyến cáo để có một cơ thể khoẻ mạnh, các bạn nữ nói riêng và giới trẻ nói chung cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất quan trọng, bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất. Ngoài ra, dừng uống rượu bia, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ cay nóng,...
Tập luyện thể dục thể thao tối thiểu 150 phút mỗi tuần, ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, ăn uống đủ và đúng bữa,... cũng là những cách giúp các bạn nữ tăng cường lưu thông máu, tăng sức đề kháng, cân bằng nội tiết tố. Các bạn nữ nên tập luyện nhẹ nhàng, không nên tập quá sức, đặc biệt trong 2 tuần trước kỳ kinh bởi có thể gây trễ kinh.
Có lẽ ít người biết rằng thừa cân, béo phì cũng có thể tác động tới chu kỳ kinh nguyệt và gây ra tình trạng chậm kinh. Do vậy, các bạn nữ hãy cố gắng kiểm soát cân nặng của bản thân thông qua chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.
Những đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp (xúc xích, thịt nguội,...), nước ngọt có ga,... là những thực phẩm các bạn nữ cần phải hạn chế. Đồng thời, tăng cường ăn rau củ, hoa quả tươi, uống nước detox mỗi ngày để cơ thể có đủ lượng chất xơ.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần bổ sung sắt cho con trước và sau mỗi kỳ kinh nguyệt. Việc làm này có tác dụng phòng đau bụng kinh, các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy.
Nếu như đã áp dụng các biện pháp cải thiện trễ kinh mà không có hiệu quả hoặc tình trạng này kéo dài quá 3 tháng, các bậc phụ huynh hãy đưa con tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có thể kịp thời phát hiện ra những vấn đề bất thường.
Có thể thấy, tình trạng trễ kinh ở tuổi dậy thì trong một thời gian ngắn khoảng 1 đến 2 tháng không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, các bạn nữ cũng cần theo dõi sát sao chu kỳ kinh cũng như sức khỏe của mình. Bài viết trên đây Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp vấn đề trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không và chia sẻ cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích với mọi người.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.