Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được?

Ngày 27/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tẩy giun là việc làm rất quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý trong quá trình trẻ phát triển. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh vẫn còn chưa biết trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được. bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến các dấu hiệu bị nhiễm giun cùng cách hướng dẫn cha mẹ tẩy giun cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Chống nhiễm giun không chỉ là biện pháp điều trị mà còn là phòng ngừa. Đảm bảo thực hành vệ sinh tốt, chế biến thực phẩm an toàn và lịch tẩy giun thường xuyên là những bước quan trọng để bảo vệ trẻ em trước những mối đe dọa tiềm ẩn này.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun

Trước khi trả lời thắc mắc trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được, cha mẹ cần biết cách nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị nhiễm giun.

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? 1
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun cha mẹ không nên chủ quan

Nhiễm giun ký sinh được coi là kẻ thù thầm lặng, đặc biệt là ở đường ruột dễ bị tổn thương của trẻ nhỏ. Những “thủ phạm” phổ biến bao gồm giun tròn, giun kim, giun móc và sán dây thường rất thích môi trường thuận lợi trong hệ thống tiêu hóa chưa trưởng thành của trẻ.

Trẻ có thể nhiễm giun từ việc ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với điều kiện mất vệ sinh làm suy giảm đáng kể sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là các dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ bị nhiễm giun, đòi hỏi cha mẹ cần quan tâm và có biện pháp can thiệp bằng cách tẩy giun kịp thời.

Đau bụng và rối loạn tiêu hóa

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc nhiễm giun là trẻ đau bụng thường xuyên, đặc biệt là quanh rốn, kèm theo cảm giác chướng bụng. Những bất thường về vấn đề tiêu hóa có khả năng khiến trẻ đi tiêu thất thường, có khi táo bón khi tiêu chảy. Điều đáng nói là trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn ra giun, đại tiện ra giun hay thấy giun xung quanh vùng hậu môn.

Giấc ngủ bị xáo trộn

Một triệu chứng ít được biết đến của nhiễm giun là giấc ngủ bị ảnh hưởng. Trẻ bị nhiễm giun có biểu hiện bồn chồn nhiều hơn vào ban đêm, khóc thường xuyên, đái dầm và đặc biệt là ngứa hậu môn.

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? 2
Giấc ngủ bị xáo trộn cũng là dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun

Thiếu máu và thiếu hụt dinh dưỡng

Dù duy trì chế độ ăn uống đầy đủ nhưng trẻ bị nhiễm giun thường có dấu hiệu thiếu máu, suy dinh dưỡng. Đó là do ký sinh trùng hút chất dinh dưỡng thiết yếu từ vật chủ. Cha mẹ có thể nhận thấy con mình có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, suy giảm thể lực và khả năng chống chọi với bệnh tật.

Thiếu vitamin và khoáng chất

Nhiễm giun có thể dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng, biểu hiện dễ nhận thấy là da nhợt nhạt, mệt mỏi và giảm rõ rệt hoạt động thể chất cũng như khả năng phục hồi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong thời gian ngắn mà còn có thể để lại hậu quả lâu dài đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Triệu chứng cụ thể ở bé gái

Ở trẻ em gái, nhiễm giun có thể đi kèm thêm triệu chứng ngứa và mẩn đỏ ở vùng âm đạo. Triệu chứng này mặc dù ít phổ biến hơn nhưng cũng là dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ nhiễm ký sinh trùng.

Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, cha mẹ bắt buộc phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để làm xét nghiệm cần thiết nhằm xác định trứng giun hoặc ký sinh trùng sống. Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kiểm tra siêu âm để xác định mức độ nhiễm trùng. Dựa trên những phát hiện này, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị tẩy giun hoặc các biện pháp can thiệp cần thiết khác.

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? 3
Duy trì thói quen tẩy giun 1 năm 2 lần cho trẻ để phòng ngừa bệnh 

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được?

Theo bác sĩ chuyên khoa, quá trình tẩy giun nên bắt đầu khi trẻ được 2 tuổi. Chỉ định này đưa ra dựa trên những cân nhắc về khả năng dễ bị tổn thương của trẻ nhỏ trước các phản ứng bất lợi từ thuốc cũng như sự cần thiết của việc phải chẩn đoán nhiễm giun chính xác. Việc tự ý sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ dưới hai tuổi là điều không được khuyến khích. Thay vào đó, cha mẹ phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thực hiện các thủ tục xét nghiệm theo chỉ định trước khi kê đơn thuốc tẩy giun.

Khi con bạn đã đủ tuổi tẩy giun thì nên thực hiện lịch tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để duy trì sức khỏe cũng như ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn liên quan đến nhiễm giun.

Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun, mỗi loại được sản xuất để chống lại các loại ký sinh trùng đường ruột khác nhau. Việc lựa chọn loại thuốc thích hợp là điều tối quan trọng và cần phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Lựa chọn thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khoẻ cụ thể của con bạn không chỉ đảm bảo hiệu quả mà còn giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ. Thông thường, thuốc tẩy giun được dùng tốt nhất vào buổi sáng, trước khi ăn sáng để đạt hiệu quả tối ưu.

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? 4
Khi chọn mua thuốc tẩy giun cần theo sự chỉ định của bác sĩ

Quá trình tẩy giun không yêu cầu trẻ phải nhịn ăn, tuân thủ chế độ ăn kiêng đặc biệt hoặc thụt rửa. Tốt nhất là luôn làm theo hướng dẫn sử dụng của thuốc.

Lưu ý là mặc dù thuốc tẩy giun nói chung là an toàn nhưng một số trẻ có thể gặp tác dụng phụ tạm thời như buồn nôn, nôn, nhức đầu, đau bụng hoặc tiêu chảy. Những triệu chứng này thường tồn tại trong thời gian ngắn và hết trong vòng vài ngày sau khi tẩy giun. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn luôn nâng cao cảnh giác. Nếu con bạn có dấu hiệu phản ứng dị ứng, chẳng hạn như ngứa, nổi mề đay hoặc phát ban thì cần phải can thiệp kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn chăm sóc để phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ

Nhiễm giun ký sinh chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Trong môi trường thiếu vệ sinh, đặc biệt là ở vùng nông thôn, trẻ có thể nhiễm giun roi, giun tròn và giun kim, gây suy giảm sức khỏe, nhiều trường hợp dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc cha mẹ trang bị kiến thức và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể góp phần không nhỏ giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Cụ thể:

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm là điều đầu tiên giúp phòng ngừa nhiễm giun. Theo đó, tất cả thức ăn dành cho trẻ đều phải được nấu chín kỹ, trái cây được rửa sạch, gọt vỏ và đun sôi nước trước khi để nguội. Những bước đơn giản này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ăn phải trứng giun ẩn trong thực phẩm và nước không sạch.

Vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên

Giúp con duy trì thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn, đặc biệt là trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh là rất quan trọng. Bản thân người chăm sóc trẻ cũng nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh, bao gồm đeo găng tay khi chuẩn bị thức ăn hoặc vệ sinh để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ và tránh đi vệ sinh ngoài trời là những biện pháp cần thiết giúp ngăn ngừa nhiễm giun.

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? 5
Trẻ nhỏ được đảm bảo vệ sinh tốt có nguy cơ nhiễm giun thấp hơn

Vệ sinh đồ chơi sạch sẽ

Đồ chơi là bạn đồng hành của trẻ nhưng chúng có thể trở thành nơi trú ẩn cho những mầm bệnh gây hại. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên giặt và vệ sinh đồ chơi, đồng thời giặt quần áo và ga trải giường phơi dưới ánh nắng tự nhiên, giúp tiêu diệt ký sinh trùng hiệu quả.

Đảm bảo không gian xung quanh bé sạch sẽ, không có bụi bẩn cũng quan trọng không kém trong việc ngăn ngừa nhiễm trứng giun.

Tẩy giun

Bắt đầu tẩy giun ở trẻ em từ 2 tuổi, sau đó định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần để ngăn chặn chu kỳ nhiễm trùng.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi có dấu hiệu nhiễm giun, cha mẹ bắt buộc phải cho trẻ đi khám để bác sĩ kiểm tra và lựa chọn điều trị phù hợp mới đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của trẻ.

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? 6
Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun là thắc mắc của nhiều cha mẹ

Tóm lại, bảo vệ trẻ khỏi nhiễm giun là điều cha mẹ nhất định không được quên. Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ nhỏ cũng như giải đáp được thắc mắc trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được để giúp con phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm