Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Trứng giun kim và những điều có thể bạn chưa biết

Ngày 23/11/2023
Kích thước chữ

Trẻ nhỏ thường là đối tượng thường xuyên gặp vấn đề nhiễm trứng giun kim hoặc giun kim. Cùng tìm hiểu các thông tin về trứng giun kim để bảo vệ sức khỏe bạn nhé.

Mặc dù tình trạng nhiễm giun kim thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây khó chịu. Để hiểu rõ hơn về hình dạng của trứng giun kim, triệu chứng khi nhiễm và cách phòng ngừa hiệu quả, mời các bạn đọc theo dõi thông tin chi tiết dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.

Tổng quan về giun kim

Enterobius vermicularis được biết đến là giun kim, là một loại giun tròn nhỏ, mỏng, có màu trắng và sống trong đại tràng và trực tràng của con người. Lớp biểu bì của loài ký sinh trùng này bao gồm 3 lớp chính được hình thành từ collagen và các hợp chất khác giúp chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa của động vật. Giun kim trải qua quá trình lột xác 4 lần trong đó có 2 lần trước khi nở và 2 lần cuối trước khi trưởng thành.

Trứng giun kim và những điều có thể bạn chưa biết 1
Giun kim là kí sinh trùng sống trong đại trực tràng của người

Giun đực có kích thước từ 2 đến 5 mm, chiều rộng từ 0,1 đến 0,2 mm với đuôi cong có 1 gai giao hợp cong như lưỡi câu. Bộ phận sinh dục của giun đực bao gồm 1 ống dẫn tinh và 2 tinh hoàn hình ống. Trong khi đó, giun cái có kích thước từ 8 đến 13 mm, chiều rộng từ 0,3 đến 0,5 mm và có đuôi nhọn. Cơ quan sinh dục của giun cái bao gồm 2 buồng trứng nhỏ với 2 ống dẫn trứng và 2 tử cung chứa trứng được xếp thành 2 hàng trước và sau thân. Lỗ sinh dục cái nằm khoảng ⅓ phía trước thân của chúng.

Miệng của giun kim có 3 môi nhỏ và ụ phình nằm ở cuối thực quản. Đáng chú ý, giun kim chỉ ký sinh trên người. Những đặc điểm cụ thể này giúp định rõ hình dạng và cấu trúc của loài giun kim này trong quá trình nghiên cứu và điều trị.

Đặc điểm cơ bản của trứng giun kim

Trứng giun kim thường có hình bầu dục với một bên đầu vẹt như hạt gạo. Vỏ bên ngoài của chúng là nhẵn bóng và màu trắng đục, nhưng màu sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào sự tiếp xúc với phần thân trong cơ thể.

Trứng giun kim và những điều có thể bạn chưa biết 2
Trứng giun kim thường có hình bầu dục với đầu vẹt một bên

Truyền nhiễm trứng giun kim chủ yếu thông qua đường miệng. Quá trình này xảy ra khi trứng bám vào tay hoặc thức ăn sau đó được đưa vào miệng. Ban đêm là thời điểm mà giun cái hoạt động mạnh di chuyển đến hậu môn để đẻ trứng gây ngứa và khó chịu cho người mắc bệnh.

Trứng giun kim ký sinh ở đâu trên cơ thể?

Trứng giun kim thường gắn kết vào thức ăn, nước uống và các vật dụng trong nhà. Nguy cơ nhiễm giun kim tăng khi tiếp xúc trực tiếp tay với những vật này. Đối với trẻ nhỏ, việc không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh là nguyên nhân chính xuất hiện giun kim. Thêm vào đó, thói quen đưa tay vào miệng của trẻ cũng làm tăng khả năng nhiễm giun kim. Một số trường hợp còn có thể nhiễm trứng qua đường hô hấp.

Khi trứng giun kim nhập vào cơ thể, chúng sẽ nở trong tá tràng và phát triển thành ấu trùng trung gian sau đó di chuyển xuống manh tràng. Tại đây, chúng phát triển và trưởng thành. Niêm mạc manh tràng và các đoạn ruột tiếp theo là nơi giun kim thực hiện giao phối và đẻ trứng. Sau đó, giun đực tự chết và giun cái di chuyển ra hậu môn để đẻ trứng. Mỗi lần sinh, giun cái có thể đẻ từ 4,000 đến 200,000 trứng. Trứng giun kim phát triển nhanh chóng và sau vài giờ có thể vây kín các nếp nhăn của hậu môn. Những người đã điều trị và hồi phục khỏi giun kim vẫn có nguy cơ tái nhiễm, đặc biệt là khi giun cái đang đẻ trứng ở hậu môn.

Ngoài ra, trứng giun kim có thể xuất hiện ở khu vực âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng và các cơ quan vùng chậu gây ra các vấn đề sức khỏe như viêm âm đạoviêm nội mạc tử cung. Điều này làm tăng nguy cơ các bệnh lý và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người mắc bệnh.

Dấu hiệu nhiễm giun kim

Giun kim, mặc dù có mức độ nguy hiểm không cao nhưng có thể gây rối loạn đường ruột, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Nhiễm giun kim có thể làm trẻ kén ăn gây suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. Một số biểu hiện phổ biến bao gồm:

  • Ngứa rát hậu môn: Giun kim sinh sản và phát triển ở các nếp nhăn hậu môn dẫn đến cảm giác ngứa ngáy đặc biệt là vào buổi tối khi nhiệt độ cơ thể tăng, kích thích sự phát triển của trứng giun. Có thể gây tấy đỏ và xung huyết.
Trứng giun kim và những điều có thể bạn chưa biết 3
Nhiễm giun kim có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ
  • Tiêu chảy: Nhiễm giun kim thường xuyên đi kèm với tiêu chảy do ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hóa. Nhu động ruột tăng mạnh dẫn đến phân nát hoặc lỏng. Có thể xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân.
  • Chán ăn, ăn không tiêu: Trẻ nhỏ nhiễm giun kim thường có tình trạng chán ăn và ăn không tiêu gây suy dinh dưỡng và có thể dẫn đến còi xương. Trẻ có thể trở nên kén ăn, quấy khóc và khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Các biểu hiện khác: Giun kim có thể gây di tinh ở nam giới và viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Chúng cũng có thể đi lạc đến các bộ phận khác như thực quản, phổi, mũi, bàng quang gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Trong trường hợp trứng giun kim lọt vào ruột thừa, có thể gây ra viêm ruột thừa cấp tính, một tình trạng nguy hiểm đòi hỏi sự can thiệp cấp cứu.

Cách ngăn chặn sự hình thành và phát triển của trứng giun kim

Để ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của loại ký sinh này, các biện pháp phòng ngừa sau đây nên được thực hiện:

Trứng giun kim và những điều có thể bạn chưa biết 4
Hướng dẫn trẻ các vệ sinh sạch sẽ đề phòng ngừa nhiễm giun kim
  • Rửa sạch tay đúng cách: Luôn luôn rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bất kể là sau công việc nặng nhọc hay nhẹ nhàng. Việc cắt móng tay thường xuyên cũng là một biện pháp hữu ích để hạn chế sự lây lan và phát triển của giun kim.
  • Vệ sinh hậu môn của trẻ nhỏ: Chăm sóc vệ sinh hậu môn của trẻ nhỏ là quan trọng hàng ngày. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của giun kim và duy trì sức khỏe cho trẻ.
  • Hạn chế việc sử dụng tay: Nghiêm cấm trẻ nhỏ sử dụng tay để gãi vùng hậu môn, đặt tay lên miệng hoặc đưa tay vào miệng. Đây là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn lây nhiễm giun kim.
  • Bảo đảm vệ sinh môi trường: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho các khu vực có trẻ như nhà ở, phòng ngủ, và lớp học. Cần duy trì vệ sinh cho cả đồ chơi của trẻ để ngăn chặn sự lây nhiễm từ những nguồn khác nhau.
  • Điều trị định kỳ và ngay lập tức khi cần: Theo lịch định kỳ, phụ huynh nên đưa trẻ đi tẩy giun từ 6 tháng đến 1 năm một lần. Trong trường hợp phát hiện nhiễm trứng giun kim cần ngay lập tức thực hiện điều trị để ngăn chặn sự phát triển và lây nhiễm.

Như vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ và ngăn chặn sự xâm lấn không mong muốn của trứng giun kim, việc duy trì vệ sinh là quan trọng. Phụ huynh cần chú ý đảm bảo sự sạch sẽ cho con. Nếu phát hiện dấu hiệu không bình thường, bạn có thể đưa trẻ đến trung tâm y tế để được hỗ trợ thăm khám, điều trị thuốc tẩy giun sán sớm nhất.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin