Hải sản là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng đây cũng là nhóm dễ gây ra phản ứng dị ứng cho cơ thể. Rất nhiều người bị dị ứng khi ăn sứa biển. Vậy, những triệu chứng dị ứng khi ăn sứa là gì? Bạn đã biết hay chưa?
Sứa biển có hàm lượng chất dinh dưỡng cao cùng các vitamin tốt cho cơ thể nhưng là thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng rất phổ biến. Tình trạng dị ứng nhẹ thì sẽ gây ra các dấu hiệu khó chịu, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong rất nguy hiểm. Để tránh bị dị ứng, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ về các triệu chứng dị ứng khi ăn sứa.
Triệu chứng dị ứng khi ăn sứa
Sứa là loại hải sản hấp dẫn có thể chế biến thành nhiều các món ăn khác nhau rất hấp dẫn như lẩu, nộm, gỏi,... Khi bị dị ứng với sứa biển, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, đau rát da, khó chịu. Thậm chí, các biểu hiện này sẽ nặng hơn như buồn nôn, chóng mặt, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở kèm theo tiêu chảy nếu như bạn ăn nhiều lượng sứa.
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, sứa biển có thể gây ra sốc phản vệ làm phù tĩnh mạch, khiến toàn thân bị dị ứng, đe dọa đến tính mạng nếu như không được can thiệp xử lý kịp thời.
Cách chữa dị ứng sứa biển
Mọi loại phản ứng dị ứng với thức ăn đều cần được xử lý sớm để tránh gây những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, dị ứng với sứa biển cũng như vậy. Tùy vào từng biểu hiện dị ứng khác nhau sẽ có cách chữa trị khác nhau.
Điều trị ban đầu
Ngay khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bị dị ứng với sứa biển bạn cần phải ngừng tiêu thụ thực phẩm này ngay lập tức. Nếu như bạn lỡ ăn phải lượng lớn sứa, cần phải móc họng để có thể nôn ra. Làn da xuất hiện các nốt mề đay, ngứa ngáy bạn có thể dùng khăn nhúng qua nước nóng để chườm ấm trong vài phút sẽ giúp giảm tình trạng sưng phù. Nếu như bạn bị sưng họng hoặc đau bụng, hãy uống ngay một tách trà gừng. Gừng có tính ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và giảm triệu chứng dị ứng.
Can thiệp y tế
Hệ tiêu hóa thường bị ảnh hưởng nếu như bạn dị ứng nặng với sứa biển, biểu hiện phổ biến là tiêu chảy cấp. Người bệnh lúc này cần được uống dung dịch oresol để bù nước và các chất điện giải, sau đó chuyển đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được xử lý tốt hơn. Không nên vội vã uống thuốc cầm tiêu chảy.
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm cho người bệnh một số loại thuốc như: Kháng histamin, chống viêm corticoid… để kiểm soát được phản ứng và nhằm cải thiện triệu chứng dị ứng. Thuốc có thể gây ra nhiều các tác dụng phụ kèm theo, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Cải thiện tình trạng dị ứng sứa biển
Để không gặp phải tình trạng dị ứng, cách tốt nhất là bạn nên tránh xa sứa biển dù là tiếp xúc hay chỉ ăn một lượng nhỏ. Ngoài ra, trong trường hợp cơ thể đã gặp phải phản ứng dị ứng, bạn cần xử lý nhanh chóng hoặc tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh việc hệ miễn dịch bị kích thích thì nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng là do suy giảm chức năng gan và thận (thải độc) cùng với năng lượng tế bào (hệ miễn dịch và sức đề kháng). Chính vì vậy, ngoài việc làm giảm các triệu chứng dị ứng, bạn cần tăng cường sức khỏe, củng cố các chức năng trong cơ thể, để từ đó cải thiện được hiệu quả bệnh dị ứng, hạn chế các nguy cơ tái phát bệnh.
Để cải thiện sức khỏe, bạn có thể tham khảo các thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường hiện nay. Có rất nhiều các thực phẩm tốt, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng bạn nên tìm mua tại các địa điểm, cơ sở uy tín như nhà thuốc Long Châu để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nên tìm mua các sản phẩm giúp tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc, bổ máu, bảo vệ tế bào, chống viêm, giảm sưng đau, chống dị ứng để cải thiện tình trạng bệnh dị ứng.
Sơ chế sứa biển đúng cách tránh dị ứng
Sơ chế sứa biển là bước vô cùng quan trọng nhằm hạn chế tối đa phản ứng dị ứng có thể xảy ra. Khi lựa chọn sứa, bạn phải chọn đúng loại sứa vừa tươi vừa đảm bảo an toàn. Tốt nhất là nên mua tại những cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc, không nên tự ý bắt sứa biển vì bạn sẽ không thể biết loại sứa mình bắt có chứa độc tố hay không. Nên chọn những con sứa có màu trắng phớt hồng, có hạt phấn như muối và không bị dính bết. Khi dùng tay sờ vào thì thấy thịt săn chắc và ấn ngón tay vào sứa không chảy nước ra.
Sơ chế sứa biển đúng cách:
Cắt nhỏ rồi rửa thật sạch với nước nếu như là sứa tươi. Cho toàn bộ thân sứa vào ngâm với hỗn hợp muối và phèn chua được pha loãng với nước để giữ được lượng nước trong thân sứa. Nên thay nước khoảng 2 đến 3 lần cho tới khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ hoặc vàng nhạt. Rửa sạch lại với nước lạnh cho hết muối rồi mới bắt đầu chế biến các món từ sứa.
Nên tiến hành ngâm và rửa nhiều lần với nước sạch đối với sứa khô để loại bỏ hết tất cả hóa chất độc hại trong khâu sản xuất để tránh gây ngộ độc. Chỉ ăn khi đã được nấu chín một cách kỹ càng.
Trên đây là một số triệu chứng dị ứng khi ăn sứa bạn nên biết. Dị ứng là bệnh lý không thể chủ quan, hãy luôn thận trọng nhất có thể để bảo vệ tốt cho sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.