Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đậu mùa khỉ là một bệnh lý truyền nhiễm gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể bùng lên thành đại dịch và có tỷ lệ tử vong tương đối cao. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng ngừa bệnh.
Đậu mùa khỉ là một căn bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ bùng phát thành dịch lớn của căn bệnh này trên toàn thế giới. Vậy tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ có cao không? Biện pháp phòng ngừa như thế nào?
Đậu màu khỉ có tên tiếng Anh là Monkeypox, là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm do virus đậu mùa gây ra. Theo ghi nhận, ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1970 tại Cộng hoà Dân chủ Congo. Sau đó, căn bệnh nguy hiểm này lan rộng và gây nên các đợt dịch bệnh lớn tại Châu Phi. Vậy tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ có cao không?
Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ đang là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm bởi sự nguy hiểm của căn bệnh. Theo đó, trong nhiều trường hợp thì các biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ thường tự mất đi sau vài tuần. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở người bệnh như nhiễm trùng máu, viêm phế quản phổi, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng thứ cấp, nhiễm trùng giác mạc… và có nguy cơ gây tử vong cho một số bệnh nhân khi mắc phải bệnh lý này.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa dao động từ 1 - 10% trên tổng số ca bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khoẻ của người bệnh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mỗi khu vực, khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân… Vậy tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em cao hơn người lớn phải không?
Theo kết quả thống kê, tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em cao hơn người lớn, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó, những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm hoặc sức đề kháng yếu có thể phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các triệu chứng bệnh nghiêm trọng và tử vong. Vậy bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm qua đường nào?
Như đã nói ở trên, đậu mùa khỉ là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm với nguy cơ lây nhiễm cao ở những đối tượng sau:
Mặc dù ca bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện vào năm 1970 nhưng chủng đậu mùa khỉ lại được tìm thấy lần đầu ở khỉ vào năm 1958. Nguồn lây chính của bệnh đậu mùa khỉ là động vật gặm nhấm như sóc, chuột… Hiện nay, người lành có thể nhiễm phải virus đậu mùa khỉ thông qua 3 con đường sau:
Đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ ở Anh khiến cho các chuyên kinh ngạc bởi các ca lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ không có bất kỳ mối liên hệ nào với nhau. Trường hợp đầu tiên được phát hiện vào ngày 06/05/2022 từng đi qua khu vực virus còn đang lưu hành là Nigeria. Do đó, nhiều nhà khoa học cảnh báo rằng các ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm do một số bệnh nhân mắc bệnh chưa được báo cáo. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Các dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ có thể gặp phải sẽ xuất hiện lần lượt theo 4 giai đoạn của bệnh, cụ thể như sau:
Tuỳ từng đối tượng mắc bệnh mà các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể thay đổi. Nếu nghi ngờ có tiếp xúc với nguồn virus gây bệnh đậu mùa khỉ và có biểu hiện bệnh thì hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người dân cần áp dụng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh để để giảm thiểu tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ. Dưới đây là những biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả, bao gồm:
Trên đây là những thông tin cơ bản về tỷ lệ tử vong của bệnh của bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu nghi ngờ tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc có biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ thì bạn hãy liên hệ với bệnh viện gần nhất để được hướng dẫn cách xử trí cũng như điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...