Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết ở người tiểu đường không?

Ngày 23/08/2023
Kích thước chữ

Trong thời đại ngày nay, sức khỏe và chế độ ăn uống là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Trong khi tập trung vào việc giảm tiêu thụ đường và duy trì mức đường huyết ổn định, nhiều người quan tâm đến việc uống sữa tươi không đường. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là "uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không?". Việc hiểu rõ tác động của sữa tươi không đường đối với đường huyết là rất quan trọng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào chi tiết để giải đáp câu hỏi "Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không?". Đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn và có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. 

Lợi ích khi uống sữa tươi không đường đối với người tiểu đường

Sữa tươi không đường cung cấp một lượng lớn dưỡng chất và có nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường, bao gồm:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Sữa tươi không đường, đặc biệt là sữa tách béo, chứa nhiều omega-3 có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ổn định đường huyết. Uống sữa hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư ở người bị tiểu đường.
  • Hỗ trợ sức khỏe xương và khớp: Người bị tiểu đường có nguy cơ gãy xương và suy giảm chức năng hệ thống xương khớp. Do đó, việc bổ sung canxi thông qua sữa tươi là quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp.
  • Ổn định huyết áp: Sữa tươi không đường chứa hàm lượng protein vừa phải, giúp ổn định huyết áp và cải thiện hoạt động của tim và mạch máu.

Sữa tươi không đường là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể.

Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không 2
Sữa tươi không đường cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho người bị tiểu đường

Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không?

Sữa là một nguồn cung cấp canxi và các dưỡng chất quan trọng mà cơ thể cần thiết. Nó đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta, giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Sữa tươi không đường là loại sữa được sản xuất từ nguồn sữa động vật như sữa bò hoặc sữa dê, thường ở dạng nguyên liệu thô. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, sữa tươi thường được xử lý tiệt trùng hoặc thanh trùng và không thêm đường để tạo vị ngọt. Quá trình này giúp sữa tươi không đường gây tăng chỉ số đường huyết gần như không đáng kể, nhưng vẫn bảo toàn các chất khác quan trọng trong sữa như carbohydrate, canxi, các loại vitamin và nhiều dưỡng chất khác. Vì vậy, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng sữa tươi không đường như một phần của chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để bổ sung canxi cho xương chắc khỏe và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể một cách hiệu quả.

Lựa chọn sữa cho người bệnh tiểu đường thế nào?

Lựa chọn loại sữa phù hợp là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý tiểu đường. Khi chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường, cần xem xét lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày để tìm sản phẩm phù hợp nhất.

Các bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên chọn sữa không đường hoặc sản phẩm sữa có chứa chất béo không bão hoà đơn, đa thành phần vì những sản phẩm này thường chứa một lượng nhỏ cholesterol không có lợi cho cơ thể. Ngược lại, sữa có đường và nhiều chất béo bão hoà có thể gây tăng đường huyết và làm xấu hơn tình trạng tiểu đường.

Đặc biệt, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sữa có nhãn đánh dấu dinh dưỡng rõ ràng. Điều này giúp tính toán lượng carbohydrate đã tiêu thụ và xây dựng một thực đơn ăn uống hàng ngày hợp lý. Nhãn dinh dưỡng cung cấp thông tin chi tiết về lượng đường và chất béo trong sản phẩm để người dùng tham khảo. Hiện nay, một số lựa chọn phổ biến cho bệnh nhân tiểu đường là sữa tươi nguyên chất, các sản phẩm sữa tách béo, sữa hạnh nhân không đường hoặc sữa đậu nành không đường.

Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không 3
Cần xem xét lượng carbohydrate trong sữa để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Những lưu ý khi sử dụng sữa tươi không đường cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể hoàn toàn sử dụng sữa tươi không đường hàng ngày, tuy nhiên, cần lưu ý:

  • Kiểm soát lượng carbohydrate hàng ngày: Carbohydrate là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường huyết. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần tính toán lượng carbohydrate thông qua sữa để duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Chọn thời điểm uống sữa thích hợp: Sữa chứa nhiều chất béo, protein và carbohydrate, do đó, bạn cần điều chỉnh khẩu phần sữa trong bữa ăn của mình. Nếu bạn uống sữa trong ngày, hãy giảm lượng các loại thức ăn chứa carbohydrate khác như cơm, bún, hoặc miến. Bạn cũng có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn và kết hợp sữa vào các bữa ăn nhẹ. Hãy đảm bảo theo dõi đường huyết sau khi ăn trong 1 - 2 giờ để có thể điều chỉnh khẩu phần ăn trong ngày.
  • Ngừng sử dụng sữa nếu có phản ứng không mong muốn: Trong những ngày đầu, hãy sử dụng một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu bạn gặp các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, dị ứng, hoặc mẩn ngứa, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ để xử lý tình trạng này.

Nếu bạn không tiêu thụ lactose hoặc có dị ứng với sữa bò, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm thay thế khác. Dưới đây là một số thực phẩm có thể được sử dụng để thay thế sữa gồm hạnh nhân, hạt điều, hạt phỉ, macadamia, yến mạch, đậu xanh, đậu phộng, hạt diêm mạch, đậu nành, hạt hoa hướng dương…

Trước khi chọn sản phẩm thay thế, hãy tìm hiểu về hàm lượng đường bổ sung, chất béo và carbohydrate. Điều này giúp bạn lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với mục tiêu ăn uống của mình.

Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không 4
Có thể sử dụng các loại sữa hạt để thay thế cho sữa tươi không đường

Phòng ngừa các bệnh lý và biến chứng của bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, xương khớp, thận và có thể tăng nguy cơ đột quỵ. Để ngăn ngừa các biến chứng này, người bị tiểu đường cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi 2 tháng để nắm bắt tình hình bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết.
  • Tuân thủ chỉ định của chuyên gia y tế: Hãy luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ về chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu bạn muốn bổ sung thêm dưỡng chất thông qua sữa không đường hoặc các thực phẩm khác, hãy thảo luận và nhận lời khuyên từ bác sĩ để đảm bảo cách sử dụng an toàn nhất.
  • Tập luyện thể dục: Hãy thực hiện các môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn để nâng cao thể lực và tinh thần lạc quan. Việc tập luyện có thể giúp cơ thể sản xuất các hormon có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về việc "Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không?" và những lợi ích mà loại sữa này đem lại. Ngoài việc sử dụng sữa tươi không đường, người bị tiểu đường cần xem xét thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất phù hợp để quản lý và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin